ClockThứ Sáu, 15/06/2012 13:32

Nhiều việc làm mới cho người lao động A Lưới

TTH - Đầu năm 2012, Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại (KC & XTTM) tỉnh tiến hành thẩm định và hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề đan lát và làm chổi đót cho các hộ dân tại xã A Ngo, Hồng Thái (A Lưới) góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

Từ đề án

Thực hiện kế hoạch công tác khuyến công năm 2012, Trung tâm KC & XTTM tỉnh triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn. Trung tâm phối hợp với các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh thẩm định và triển khai thực hiện với tổng kinh phí trên 3.658 triệu đồng, trong đó kinh phí được hỗ trợ từ chương trình khuyến công quốc gia và địa phương là 1.102 triệu đồng, còn lại là từ đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho các cơ sở chiêu sinh và tổ chức đào tạo nghề cho 823 lao động, bao gồm các nghề may công nghiệp, sản xuất sợi, mây tre đan, chổi đót và dệt thổ cẩm. Các khóa đào tạo này góp phần đáp ứng nhu cầu lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong đầu tư sản xuất, phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống.
 

Mây tre đan, một trong những nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

 
 
Một trong những đề án đào tạo nghề có ý nghĩa quan trọng trong 6 tháng đầu năm 2012 mà trung tâm triển khai là đào tạo nghề sản xuất chổi đót và đan lát cho người dân tộc thiểu số tại xã A Ngo và Hồng Thái (A Lưới). A Lưới là huyện có tỷ lệ hộ dân không có việc làm tương đối cao, trong đó đặc biệt là người dân tộc thiểu số và các hộ dân nằm trong vùng di dời giải tỏa để xây dựng các dự án thủy điện... Đề án đào tạo nghề góp phần vừa đào tạo nghề, vừa giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân; đồng thời, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để nâng cao thu nhập cho người dân.
 
Đến triển khai thực hiện
 
Anh Hoàng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm KC & XTTM tỉnh cho biết: “Thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng trăm lao động trên địa bàn được tham gia đào tạo nghề, trong đó có HTX Hoàng Thiện A Ngo với 60 học viên. Các đề án này đều gắn với đầu tư phát triển sản xuất của cơ sở, do đó lao động sau đào tạo đều được các cơ sở tuyển dụng nhằm đáp ứng nguồn nhân lực lao động, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho nguồn lao động nông thôn.”
 
Thành lập từ năm 2009, HTX Hoàng Thiện A Ngo chỉ có 25 lao động, chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ và sản xuất chổi đót quy mô nhỏ. Trong khi đó, số lượng lao động không có việc làm đến xin học việc khá đông, nguồn nguyên liệu đót trên địa bàn khá dồi dào và nhu cầu mở rộng HTX rất cần trong bối cảnh phát triển ngành nghề hiện nay, song HTX chưa có kinh phí cũng như tiềm lực để thực hiện. Đầu năm 2012 Trung tâm KC & XTTM tỉnh tiến hành thẩm định và thống nhất hỗ trợ trên 80 triệu đồng để HTX triển khai mở lớp đào tạo nghề đan lát và sản xuất chổi đót. Thông qua đề án, hiện HTX mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng thêm 60 lao động nhàn rỗi để đào tạo nghề, sau đó sẽ nhận vào làm việc với mức thu nhập từ 1,2 -2,5 triệu đồng/người/tháng.
 
Năm 2012, tổng kinh phí hoạt động khuyến công là 2.760 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách địa phương chiếm 1.648 triệu đồng và nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia phân bổ cho các đề án trên địa bàn là 1.112 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, đã có 23 đề án và nội dung được thẩm định với tổng kinh phí 2.054 triệu đồng, đạt 74% kế hoạch năm 2012.
Chị Hoàng Thị Kén, Chủ nhiệm HTX Hoàng Thiện A Ngo cho biết: “A Lưới là địa phương có vùng nguyên liệu tre, lồ ô và đót rất dồi dào với giá rẻ, song do người dân chưa được đào tạo nghề nên lâu nay không tận dụng được nguồn nguyên liệu để sản xuất chổi cung cấp cho thị trường. Thông qua đề án đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số của trung tâm, HTX đã triển khai đào tạo, sau đó sẽ nhận vào làm việc nên người dân rất vui và yên tâm sản xuất.”
 
Từ nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ, HTX Hoàng Thiện A Ngo đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho gần 100 lao động, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện, mỗi tháng HTX sản xuất trên 500 cái chổi đót và hàng trăm sản phẩm đan lát nội thất, doanh thu đạt 60 triệu đồng. Sản phẩm làm ra không chỉ cung cấp cho người dân địa phương mà còn cung ứng cho các đối tác ở tỉnh Hải Dương và một số tỉnh, thành phía Bắc.
 
Bài, ảnh: Thanh Hương
 
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Chung tay vì người nghèo.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách được triển khai thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TX. Hương Trà đã góp phần tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Chung tay vì người nghèo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top