ClockThứ Tư, 19/06/2024 08:31

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

TTH - Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ em tại 9 xã miền núiHướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ tại 9 xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng caoGiải quyết đồng thời nạn đói và suy dinh dưỡng cùng với đại dịch COVID-19

 Trao đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở A Roàng, A Lưới

Kinh tế khó khăn, nhận thức chưa cao

Theo chân cán bộ y tế xã A Roàng, A Lưới đến thăm một số hộ dân trên địa bàn mới hiểu có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng SDDTC ở trẻ em còn cao. Thấy khách đến nhà, chị Hồ T. O., người Ka Tu dưới bếp chạy lên kéo ghế pha nước. Đúng lúc, mẹ chồng chị cũng bồng cháu gái trở về vì đứa trẻ khóc đòi ăn. 11 giờ trưa song O. phân trần mới chỉ nấu cơm, nhà chưa có gì làm thức ăn. Con gái P.T.K. mười mấy tháng tuổi, nhưng phát triển kém. Cháu chậm nói, chậm đi, tóc rụng hình vành khăn… đầy đủ biểu hiện của một đứa trẻ thiếu dinh dưỡng. Chị cho hay cũng chỉ nuôi con chủ yếu bằng sữa mẹ, song ăn uống thiếu thốn nên sữa không có nhiều, sức khỏe con cũng bị ảnh hưởng. 

Ở một hộ gia đình khác, có cháu bé 13 tháng tuổi nhưng cũng chỉ nặng 6kg. Thức ăn chính của H.N. – tên cậu bé này chủ yếu vẫn là cháo xay. Chị A Viết T.P., mẹ bé kể từ nhỏ sức đề kháng con kém, cháu bị hen suyễn, chậm lên cân. Đến trạm y tế thăm khám biết cháu SDD nặng nên chị rất chú tâm bồi dưỡng cho con. Song ở vùng cao còn nhiều khó khăn, chị làm ruộng và dệt dèng nên không phải khi nào cũng mua được thức ăn ngon cho con.

Nắm trong tay hoàn cảnh, điều kiện của các hộ có trẻ SDDTC, chị Hồ Thị Yên, cán bộ Trạm Y tế A Roàng có thể đọc vanh vách họ tên mẹ và bé cần theo dõi chăm sóc như bé K’lưm T. T. con gái P. T.; bé Hồ T. Y. 3 con chị Viên T. N... Tất cả đều là hộ nghèo, kinh tế khó khăn, nhận thức chưa cao nên kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còn hạn chế. Theo báo cáo tổng hợp cân đo trẻ, năm 2023, A Roàng có khoảng 360 hộ có con dưới 5 tuổi với khoảng hơn 350 trẻ. Tỷ lệ SDD của xã theo cân theo tuổi khoảng 13,3%, cao theo tuổi khoảng 15,6%. Cùng với các dự án, mô hình triển khai chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời được cán bộ trạm y tế truyền thông về các hộ gia đình. Bên cạnh đó, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế và xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cấp đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 6-23 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở 7 thôn. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ SDDTC ở địa bàn cần nhiều giải pháp và sự chung tay của nhiều ban ngành, đoàn thể.

 Cán bộ CDC hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú khu vực miền núi. Ảnh: CDC

Cần sự hỗ trợ, chung tay

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDDTC vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, ảnh hưởng đến chất lượng dân số ở khu vực này. Tại các hội thảo, hội nghị có sự tham gia đông đảo của lãnh đạo địa phương cùng các ban ngành, đoàn thể, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, y tế thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng… đã có nhiều ý tưởng đề xuất từ phía cơ sở.

Điển hình là gợi ý thực tế như mô hình vườn rau của bé tại các trường mầm non, thi tìm hiểu pháp luật về hôn nhân gia đình nhằm xóa bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết thống, giảm tảo hôn; bữa cháo dinh dưỡng hàng tuần cho trẻ dưới 5 tuổi… Chị Hồ Thị Hè, Trưởng thôn Âr Bả Nhâm, xã Quảng Nhâm chia sẻ: “Tôi mong có mô hình nấu cháo thịt rau củ hàng tuần để cải thiện bữa ăn cho các bé SDDTC. Cán bộ thôn bản, phụ nữ, đoàn thanh niên thôn sẵn sàng chung tay chế biến, phục vụ; chỉ mong có nguồn kinh phí đều đặn để duy trì bữa cháo này. Phần lớn, các hộ dân còn nghèo nên việc tổ chức bữa ăn đủ chất góp phần cải thiện dinh dưỡng cho các bé rất khó khăn”.

Dưới góc độ chuyên môn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn, nói chuyện chuyên đề về dinh dưỡng cho cộng tác viên tại các xã nghèo có tỷ lệ trẻ SDDTC cao và các lớp tập huấn kiến thức/thực hành và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú ở các xã thuộc Dự án 7 (Nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030).

Theo lãnh đạo CDC tỉnh, năm 2024 - 2025, đơn vị sẽ tổ chức triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho 40% xã vùng khu vực III nhằm hướng dẫn việc chăm sóc dinh dưỡng lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng. Đồng thời, thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ; tổ chức khám sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi; tổ chức các buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm/thực phẩm tại địa phương.

BSCKI. Lê Thị Sông Hương, Trưởng khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm - Dinh dưỡng, CDC tỉnh cho hay: Riêng đối với gia đình, ngoài đảm bảo chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng, uống vitamin A hai lần/năm theo chương trình đối với trẻ dưới 3 tuổi; theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ; phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em… Để giải quyết vấn đề SDDTC ở trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cần sự nỗ lực không chỉ từ các cá nhân, gia đình mà còn cần sự hỗ trợ từ chính sách và cấp quản lý.

LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

TIN MỚI

Return to top