ClockThứ Tư, 10/06/2020 10:50

Tiểu thương tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

TTH - Sau Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân, BHXH thị xã Hương Trà đã vận động trên 100 người tham gia BHXH tự nguyện.

Đối thoại với người lao động về chính sách bảo hiểm xã hộiThay đổi nhận thức cho người dân về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện ở TX. Hương Trà

Chính sách BHXH tự nguyện là một bước đi để hoàn thiện chính sách BHXH đa tầng theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW. Người dân tham gia vào chính sách có thể là nông dân, thợ xây, thợ mộc, tiểu thương... Họ là những người không đi làm hưởng lương hàng tháng, nên chính sách BHXH tự nguyện sẽ giúp họ có điều kiện được hưởng lương khi hết tuổi lao động.

Tuy nhiên, do điều triển kinh tế chưa cao, thu nhập đời sống của người dân còn thấp; công tác tuyên truyền vẫn chưa sâu rộng, chưa phù hợp với các nhóm đối tượng nên suốt thời gian dài người dân ở Hương Trà chưa mặn mà tham gia BHXH tự nguyện. Thế nên, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH ở TX. Hương Trà phải thực hiện phải theo phương châm: “Đến từ ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Ngày 30/5/2020, BHXH thị xã phối hợp với UBND phường Hương Chữ tuyên truyền trực tiếp đến tiểu thương, bà con ở gần chợ. Chợ Hương Chữ là “chợ sáng” nên người dân buôn bán ở đây từ sáng sớm. Thời điểm tuyên truyền bắt đầu lúc 8h00 là khi người đi chợ đã gần hết, các tiểu thương đã có thu nhập trong công việc mua bán và có thời gian để tìm hiểu chính sách BHXH tự nguyện. Nhân viên đại lý đã tuyên truyền trực tiếp tại các sạp, quầy bán, giải thích cặn kẽ, kết hợp đưa ra các tình huống giả định, phân tích tính nhân văn của chính sách BHXH đối với người dân. Từ đó, giúp họ  hiểu và tích cực tham gia.

Sau khi nghe cán bộ BHXH tuyên truyền, chị Hồ Thị Mận, tiểu thương ở chợ Hương Chữ, cho hay: “Được cán bộ đến trực tiếp tư vấn tôi mới hiểu rõ hơn cách đóng và những quyền lợi mà BHXH tự nguyện mang lại. Mức đóng vài trăm nghìn mỗi tháng cũng giống như mình nuôi heo tiết kiệm, nhưng sau này lại được hưởng chế độ như người lao động nghỉ hưu và được cấp thẻ BHYT nên tôi rất yên tâm khi tham gia”. Từ khi hiểu hết quyền lợi, nhiều người bán hàng ở các chợ trên địa bàn TX. Hương Trà quan tâm đến việc tích cóp để về già có lương hưu.

Cũng giống như trường hợp chị Mận, bà Dương Thị Ý, 63 tuổi, nhưng vẫn tham gia BHXH tự nguyện. Bà Ý đóng BHXH tự nguyện ở mức thấp nhất (154.000 đồng/tháng) và 10 năm nữa, bà cũng sẽ được nhận lương hưu. Theo chính sách BHXH hiện hành, trường hợp như bà Lý sẽ tham gia BHXH tự nguyện trong vòng 10 năm, sau đó có thể đóng luôn 10 năm sau và nhận lương hưu như người đóng đủ 20 năm.

Để vận động thành công, vai trò của chính quyền địa phương hết sức quan trọng. Nhân viên đại lý thu là các cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tham gia tuyên truyền đã tạo được uy tín và tạo niềm tin đối với người dân địa phương vào chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trường hợp người dân không đủ tiền vẫn có thể đăng ký tham gia, sau đó nhân viên các đại lý thu của BHXH sẽ đến tận nhà để thu tiền, hoàn thiện hồ sơ. Sau khi đã đăng ký lần đầu, những lần tiếp theo, khách hàng chỉ cần đến các đại lý thu, điểm giao dịch bưu điện gần nhất để đóng tiền. Trường hợp nếu không đi được, người dân chỉ cần gọi điện cho nhân viên đại lý thu đến tận nhà để thu tiền, làm sao thuận lợi nhất cho người dân…

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường

Ngày 11/10, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024 tại Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường
Gom góp cho “của để dành”

Không chỉ chăm lo cuộc sống thường nhật và tương lai của con cái, nhiều ông bố, bà mẹ đã dành dụm, tiết giảm các khoản chi tiêu để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho con, với mong muốn sau này các con sẽ nhận lương hưu để đảm bảo cuộc sống khi về già.

Gom góp cho “của để dành”
Return to top