ClockThứ Tư, 15/08/2018 14:20

Trả lương cho nhân viên cấp dưỡng: Khó nhưng không phải hết cách

TTH - Vẫn còn 234 nhân viên cấp dưỡng (NVCD), bảo vệ chưa được điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu vùng. Chủ trương xã hội hóa để trả lương cho NVCD vẫn còn khó nhưng không vì thế, người lao động thiệt thòi về quyền lợi.

Tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sởNữ điều dưỡng tận tụy

Công việc vất vả của nhân viên cấp dưỡng

Bắt đầu công việc từ khoảng 7h sáng đến 16h cùng ngày, ngoài việc chế biến đảm bảo bữa ăn trưa và bữa ăn phụ cho trẻ, những NVCD ở Trường mầm non Phú Diên (Phú Vang) còn cùng với cô giáo chăm sóc các bé trong độ tuổi nhà trẻ. Gắn bó với công việc này từ 5 đến 8 năm, nhưng thu nhập của họ chưa đến 2 triệu đồng/người/tháng. Bà Lê Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Diên, bộc bạch: "Các cô rất chịu khó, nhiệt tình nên các cháu được chăm lo bữa ăn trưa chu đáo. Mức lương của NVCD được trả tùy vào đóng góp của phụ huynh nên rất thấp".

Không chỉ ở Trường mầm non Phú Diên, mà 130 nhân viên cấp dưỡng tại 25 trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Vang cũng nằm trong tình cảnh đó. Ông Lê Đình Phong, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang, cho hay: “Lương cho cấp dưỡng mỗi trường mỗi khác, trường trả cao nhất là 2,6 triệu đồng/người/tháng, trường thấp nhất là 1,6 triệu đồng/người/tháng, tùy thuộc vào việc huy động được nguồn từ phụ huynh. Thế nên, nếu đóng mức lương tối thiểu vùng là 3.090.000 đồng/người/tháng, các trường sẽ không biết xoay xở thế nào”.

Còn ở huyện miền núi Nam Đông, lương trả cho NVCD đã được xã hội hóa theo mức tối thiểu vùng là 2.760.000 đồng/người/tháng. Toàn huyện có 2 xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí trả lương cho 6 NVCD theo quy định. Ông Lê Quang Thẩm, Trưởng phòng Giáo dục huyện Nam Đông, nói: Toàn huyện có hai xã khó khăn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trả lương cho 6 cấp dưỡng. Còn các trường, bình quân mỗi tháng thu từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng/em để trả lương cho đội ngũ này. Theo quy định, cứ 35 đến 45 cháu phải có 1 cấp dưỡng, tuy nhiên, các xã có đông đồng bào dân tộc cho con em ở lại bán trú khoảng 60% nên số NVCD ở các trường này phải cắt giảm”.

Toàn tỉnh còn 230/1.020 NVCD chưa được đóng BHXH theo mức lương tối thiểu vùng. Tính sơ bộ, số tiền lương trả cho những nhân viên này theo ngân sách Nhà nước cấp thì mỗi tháng gần 700 triệu đồng, tổng cộng trên 8 tỷ/năm lại là con số không nhỏ. Thế nên, cần sự xã hội hóa từ nhiều nguồn khi ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục hàng năm còn quá nhiều việc cần giải quyết.

Chăm lo bữa ăn cho trẻ ở Trường mầm non 1

TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, liên Sở Tài chính – Giáo dục và Đào tạo – Nội vụ đã có công văn hướng dẫn các trường về hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Trong đó, kinh phí chi cho hợp đồng cấp dưỡng được sử dụng từ nguồn thu đóng góp của phụ huynh và nguồn thu hợp pháp khác. Liên sở khuyến khích các cơ sở giáo dục hợp đồng với các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để cung ứng dịch vụ ăn trưa cho các em đối với những nơi có điều kiện.

Câu chuyện của cô giáo mầm non nhận lương hưu 1,3 triệu đồng ở Hà Tĩnh từng râm ran trong dư luận là một ví dụ. Tình trạng lương hưu của mầm non thấp, không đủ sống do tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của giáo viên mầm non thấp, dẫn đến lương hưu được tính trên nền tiền lương này cũng bị kéo theo. Hơn nữa, thời gian đóng BHXH của giáo viên mầm non ngắn, khiến tỷ lệ hưởng lương hưu của đối tượng này không đủ sống. Nếu không thể xã hội hóa chi trả lương cho NVCD, các địa phương có thể phải hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng bữa ăn trưa cho các em, tránh tình trạng không đóng BHXH cho người lao động từ tháng này sang tháng nọ.

Mỗi địa phương đều có cái khó riêng nhưng gần 80% NVCD trong toàn tỉnh đã được đảm bảo về quyền lợi, yên tâm làm việc, có nghĩa là đã có cách. Vấn đề là cần sự quyết tâm và đồng thuận từ nhà trường, chính quyền địa phương và phụ huynh để trẻ được chăm sóc trong môi trường tốt nhất.

Ông Nguyễn Xuân Tiếu, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Theo quy định của luật BHXH năm 2014, những người lao động làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động nói chung được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có xác định thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và xác định thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng đều thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắng nghe để gỡ khó

Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan trọng để Quảng Điền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm hướng đến mục tiêu: Phát triển hiệu quả dịch vụ, du lịch biển, đầm phá.

Lắng nghe để gỡ khó
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu
Nhân viên y tế tổ dân phố: Tâm tư chuyện phụ cấp

Cùng một cấp địa phương song chế độ phụ cấp của nhân viên y tế (NVYT) thôn, bản thì có, riêng tổ dân phố thì không. Điều này ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và phòng, chống dịch bệnh ở cơ sở, bởi đây là "cánh tay nối dài" của các trạm y tế.

Nhân viên y tế tổ dân phố Tâm tư chuyện phụ cấp
Chế biến thủy sản truyền thống gặp khó

Trong khi nguồn lợi hải sản gần bờ, vùng lộng đang hồi sinh thì nghề chế biến mắm, nước mắm tại một số địa phương ven biển đang có nguy cơ mai một khiến việc tiêu thụ hải sản tại chỗ gặp nhiều khó khăn.

Chế biến thủy sản truyền thống gặp khó

TIN MỚI

Return to top