Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trước khi xuất ngũ
Thế nhưng nhiều trường hợp bộ đội xuất ngũ trở về địa phương đã "bơ vơ" khi không có trường nghề nào nhận đào tạo vì không thanh toán được chế độ này. Nhiều cơ sở, trung tâm đào tạo ở địa phương từ chối tiếp nhận hoặc một số khác nếu đã đăng ký học thì phải "tự túc" học phí hoàn toàn.
Đơn cử, bạn Nguyễn Văn Tuấn Kiệt (Phong Mỹ, Phong Điền) cầm "Thẻ học nghề" đến Trường cao đẳng Nghề số 23-Bộ Quốc phòng để đăng ký tham gia học nghề, với mong muốn kiếm được việc làm ổn định nhưng bị "từ chối". Lý do từ năm 2022, trường này không còn chức năng đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Kiệt lại cầm tấm thẻ học nghề, kèm hồ sơ đăng ký học bằng lái ô tô tại Trường cao đẳng Giao thông vận tải Huế. Mặc dù được nhận học, nhưng em lại không được thanh toán học phí theo thẻ học nghề.
Trường hợp khác là ông Nguyễn Thanh B., ở phường Vỹ Dạ, TP. Huế phản ánh và thắc mắc việc "Thẻ học nghề" cho bộ đội xuất ngũ năm 2022 của con ông có nguy cơ "hết tác dụng", "hết hạn" vì không trường nào tiếp nhận giải quyết đào tạo nghề theo nguyện vọng của con mình.
Trao đổi với đề trên với các sở, ngành liên quan thì được câu trả lời chưa có kinh phí "rót về" để hỗ trợ giải quyết những trường hợp học nghề theo thẻ học viên cho quân nhân xuất ngũ.
Những bất cập trên cũng đã được Báo Thừa Thiên Huế phản ánh.
Đào tạo lái xe được nhiều học viên quân nhân xuất ngũ lựa chọn
Mới đây, sau khi Sở Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) rà soát, thẩm định báo cáo nội dung liên quan quân nhân xuất ngũ lên cấp trên, UBND tỉnh vừa quyết định bổ sung kinh phí cho Sở LĐTB&XH bằng việc trích ngân sách tỉnh từ nguồn dự phòng hơn 2,3 tỷ đồng để hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trong năm 2022 theo Thông tư số 43 của Bộ LĐTB&XH và các quy định có liên quan.
Đây là điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề tiếp nhận trường hợp quân nhân xuất ngũ có thẻ học nghề được tham gia, hưởng quyền lợi theo chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước.
Tin, ảnh: SONG MINH