ClockThứ Năm, 14/05/2020 14:15
THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG (1-31/5) NĂM 2020:

An toàn lao động là ưu tiên hàng đầu

TTH - Nhằm giảm thiểu tai nạn lao động (TNLĐ), trường hợp chết người thương tâm, các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, hiểu biết để bảo vệ mình.

Hiểm họa từ dông, sétGiao lưu trực tuyến: "An toàn khi tham gia xuất khẩu lao động"

Môi trường làm việc trên cao vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn lao động

Tiềm ẩn nguy cơ

TNLĐ luôn là nỗi lo của không chỉ người lao động mà kể cả đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động. Thời gian qua, công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được ban ngành chức năng thực hiện thường xuyên nhằm phòng ngừa TNLĐ, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp, song tình trạng TNLĐ vẫn xảy ra. Năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 43 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) với 43 người bị TNLĐ; trong đó, có 6 vụ chết người, 1 vụ bị thương nặng và 19 lao động nữ bị TNLĐ. Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ TNLĐ chết người; trong đó một vụ do thi công xây dựng công trình không đảm bảo an toàn và vụ khác do lật xe khi vận chuyển thiết bị phục vụ thi công đường dây điện.

Hiện nay, hoạt động thi công xây dựng, công nghiệp vẫn tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro cao về mất ATVSLĐ. Trong đó, nguồn lao động ngành xây dựng đa số là lao động nông nhàn, thời vụ, rất ít được đào tạo nghề nên ý thức chấp hành quy định ATVSLĐ không cao, trong khi công tác đào tạo nghề cho công nhân xây dựng, công nghiệp chế biến... hiện chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng so với nhu cầu thực tế.

Bên cạnh đó, một số chủ sử dụng lao động như nhà thầu thi công xây dựng, chủ mỏ khai khoáng, chế tạo... chưa thật sự quan tâm, chủ động thực hiện công tác ATVSLĐ, nhất là các DN có quy mô vừa và nhỏ. Mức độ xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ còn thấp, chưa đủ sức răn đe với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Chi phí cho công tác ATVSLĐ trong thi công xây dựng, công nghiệp chế biến còn thấp.

Áp dụng thiết bị công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh sẽ giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động

Tại các hội nghị liên quan đến người lao động thời gian gần đây, đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh chia sẻ, dù công tác giám sát hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động và người sử dụng lao động trong công tác ATVSLĐ đã được các cấp công đoàn quan tâm. Tuy nhiên, đến nay nhận thức tầm quan trọng công tác ATVSLĐ ở một số đơn vị quản lý lao động chưa cao. Đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ từ tỉnh đến cơ sở, dù có cán bộ chuyên trách, nhưng do phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau và chưa được đào tạo bồi dưỡng bài bản nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Hơn nữa, ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động và người sử dụng lao động vẫn còn thấp; tình trạng vi phạm nội quy quy trình làm việc an toàn rất phổ biến… dẫn đến nguy cơ gia tăng TNLĐ, bệnh nghề nghiệp vẫn còn tiềm ẩn.

Giảm TNLĐ đến mức thấp nhất

Toàn tỉnh hiện có khoảng 3.569 cơ sở lao động liên quan đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh, tai nạn lao động với hơn 97.094 lao động. Trong đó có 1.894 công ty TNHH, 1.031 doanh nghiệp tư nhân, 573 công ty cổ phần, số còn lại thuộc DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN nhà nước.

Thực tế, số vụ TNLĐ được thống kê hàng năm chỉ là con số "bề nổi của tảng băng trôi". Theo Phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), trong 3.569 cơ sở, năm 2019 chỉ có 124 cơ sở có báo cáo. Ngoài ra, số lao động không có giao kết hợp đồng chưa được quản lý, thông tin rất lớn.

Tháng ATVSLĐ năm 2020 từ ngày 1-31/5 có chủ đề "Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc".

Năm nay, theo kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động, toàn tỉnh đặt mục tiêu giảm 5% tần suất TNLĐ, nhất là các vụ TNLĐ nghiêm trọng chết người, đảm bảo 100% vụ tai nạn lao động xảy ra được điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và tăng hơn 80% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ.

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐTBXH cho rằng, để thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, các ban ngành, đơn vị chức năng cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra về công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy, nổ. Trong đó, tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về TNLĐ, như xây dựng, hàn cắt kim loại, nguy cơ cháy, nổ... Các đơn vị, doanh nghiệp triển khai theo định kỳ hoặc đột xuất các lớp tập huấn, huấn luyện, đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống cháy, nổ cho người làm công tác ATVSLĐ, người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ mất ATVSLĐ cao...

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở LĐTBXH, ngoài trách nhiệm của ngành chức năng trong thanh, kiểm tra ATVSLĐ, quan trọng hơn hết là sự quan tâm vào cuộc nghiêm túc của đơn vị, chủ DN sử dụng lao động. Khi lãnh đạo đơn vị, DN cùng đội ngũ cán bộ, người lao động thấu hiểu, nâng cao ý thức trách nhiệm về ATVSLĐ thì sự an toàn, sức khỏe của NLĐ sẽ luôn được bảo đảm, giảm tỷ lệ TNLĐ đến mức thấp nhất.

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rủi ro trên công trường xây dựng

Hình ảnh nhiều thợ xây cheo leo trên giàn giáo để làm việc mà không có đồ bảo hộ lao động vẫn diễn ra tại nhiều công trình xây dựng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và những hậu quả khó lường.

Rủi ro trên công trường xây dựng
Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 như sau:

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024
Thông tin doanh nghiệp:
Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín

Đồng Phục Tiến Bảo là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo hộ lao động tại Việt Nam, Tiến Bảo tự hào là đối tác tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp, tập đoàn lớn các khách hàng của chúng tôi như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao Su Miền Nam, Tập đoàn Đèo Cả…

Đồng Phục Tiến Bảo - Thương hiệu bảo hộ lao động chất lượng uy tín
Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cung chưa đến cầu

Với tổng kinh phí 23,5 tỷ đồng được tỉnh phân bổ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024, đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này trên địa bàn chưa tới 40%. Trong khi thực tế, rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đang rất cần và mong muốn được tiếp cận nguồn vốn này.

Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài Cung chưa đến cầu

TIN MỚI

Return to top