ClockThứ Hai, 29/06/2015 14:54

Bảo vệ trẻ bằng “Ngôi nhà an toàn”

TTH - Phích nước nóng, xô nước, bậc cấp, hạt trái cây, vật nuôi, thậm chí là dây sạc điện thoại… và nhiều thứ bình thường khác đều có thể là khởi nguồn gây tai nạn cho trẻ, nếu người lớn bất cẩn. Bảo vệ trẻ, Hương Thủy đang tích cực triển khai mô hình "Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em" ngay trong mỗi gia đình.

Bắt đầu từ người lớn

Từ ngày nghe mấy chị đồng nghiệp kể chuyện về em bé 9 tháng tuổi bị chấn thương sọ não, do mẹ để trong xe tập đi không may xe bị trôi xuống sân qua 3 bậc cấp, chị Ngô Thị Bé (xã Thủy Phù) càng thấp thỏm khi cả ngày phải giao cô con gái nhỏ cho bà nội. Chị nói: “Không phải tôi không tin tưởng mẹ, nhưng thấy trên báo, trên ti vi nhiều trường hợp các con gặp tai nạn đau lòng quá, mình không yên tâm được. Mà nhắc bà nhiều thì thể nào cũng bị bà nói lẫy”. Vậy là, để an toàn cho con, một mặt chị Bé chủ động kiểm tra những nguy cơ trong chính nhà mình; mặt khác, chị thường xuyên nhắc khéo mẹ bằng cách chia sẻ những câu chuyện đau lòng đâu đó đối với con trẻ, mà nguyên nhân là do người lớn chủ quan.
Chị Lê Kim Long (phường Phú Bài) cũng là một trong những trường hợp phải giao con cho ông bà để đi làm cả ngày. Nhà sát Quốc lộ 1A nên chị càng thêm lo lắng về nguy cơ tai nạn giao thông cho con. Chị kể, một lần chị “đứng tim” khi bà ngoại vừa “hú vía” vừa nhắc chuyện ở nhà, chỉ trong tích tắc bà ngoảnh đi ngoảnh lại mà thằng cháu hơn 3 tuổi đã chạy ra đến mép đường quốc lộ. May có chị hàng xóm bán quán nước chạy theo kịp.
Nhiều vụ tai nạn cho thấy, trẻ có thể bị thương tích từ những vật dụng bình thường trong sinh hoạt gia đình khi người lớn chủ quan. Thậm chí, đơn giản như việc treo lủng lẳng dây sạc pin điện thoại trên ổ điện cũng là ẩn họa... Đã có trường hợp trẻ bị điện giật chết do ngậm một đầu dây sạc điện thoại đang cắm trong ổ điện.
Mưa dầm thấm lâu 
Thủy Phù và Thủy Bằng là 2 xã đầu tiên của Thừa Thiên Huế được chọn xây dựng mô hình điểm Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (viết tắt “Ngôi nhà an toàn cho trẻ”), thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 12/2015. Giải pháp mà mô hình này hướng đến là: Địa phương cam kết việc lãnh, chỉ đạo; tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành và đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về “Ngôi nhà an toàn cho trẻ”.
 Xã Thủy Bằng đã thực hiện việc điều tra tất cả các hộ gia đình trên địa bàn. Kết quả, hầu hết các hộ đều không đảm bảo an toàn theo 33 tiêu chí về một “Ngôi nhà an toàn cho trẻ” như hướng dẫn. Nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ là rất cao”, ông Nguyễn Thanh Hóa, cán bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xã Thủy Bằng, cho biết. Ông Hóa cũng nói thêm, do điều kiện sống ở nông thôn, người dân làm nhà theo điều kiện kinh tế chứ chưa nghĩ đến việc làm như thế nào để an toàn cho con trẻ. Vì thế, kết hợp việc điều tra khảo sát này, các cộng tác viên đã tích cực giải thích cho các gia đình, nhất là những hộ đang có con nhỏ dưới 6 tuổi, biết về tầm quan trọng của các tiêu chí, cũng như những nguy cơ có thể gây tai nạn cho trẻ từ lùm cây, hố nước, nhà tắm, máy bật lửa, chỗ để dao… Nhờ vậy, nhiều bậc phụ huynh đã ý thức hơn trong việc “để mắt” đến các con, cũng như lấy tầm với của trẻ để quan tâm sắp xếp lại những vật dụng tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn.
Chị Võ Thị Minh Thảo, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương Binh và Xã hội thị xã Hương Thủy, ghi nhận: “Người dân ở khu vực nông thôn vẫn còn chủ quan về những nguy cơ có thể gây tai nạn cho con trẻ, nhưng nhờ mô hình “Ngôi nhà an toàn cho trẻ”, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên nhắc nhở nên nhiều gia đình đã hiểu hơn tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ngay trong chính ngôi nhà của mình”. Tuy nhiên, chị Minh Thảo cũng kiến nghị: Mô hình “Ngôi nhà an toàn cho trẻ” lần đầu tiên được triển khai tại Thừa Thiên Huế, cả 2 xã làm điểm đều ở Hương Thủy, nên chưa có nhiều hình thức phong phú để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đối với người dân. Nếu có thêm điều kiện kinh phí, chúng ta có thể đầu tư nhiều hơn cho mô hình, cũng như tổ chức được nhiều hoạt động hỗ trợ khác thì hiệu quả mang lại chắc chắn còn cao hơn nữa.
Đồng Văn – Diệu Thiện
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Không phải “gồng mình” thưởng tết

Những tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh từ đầu năm giúp nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may không phải “gồng mình” để thưởng tết cho người lao động như từng xảy ra ở một số năm trước.

Không phải “gồng mình” thưởng tết
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Chậm đóng bảo hiểm: Công khai danh sách các đơn vị kéo dài

11 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.654/4.107 doanh nghiệp (DN) chậm đóng các loại hình bảo hiểm với tổng số tiền chậm lên đến 335.141 triệu đồng, tăng 44.334 triệu đồng so với tháng trước. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, bà Bùi Thị Thu Lý.

Chậm đóng bảo hiểm Công khai danh sách các đơn vị kéo dài

TIN MỚI

Return to top