ClockThứ Bảy, 23/05/2020 06:30

Biển cho cộng đồng

TTH - Hồi năm ngoái, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tuyên bố di dời 3 khách sạn to án ngữ mặt biển, trả lại view biển cho cộng đồng, ngay lập tức tin này đã tạo nên sự chú ý của nhiều người.

Hấp dẫn biển Lộc BìnhTour du lịch Lộc BìnhBãi biển sôi động sau nới lỏng giãn cáchDu lịch Phú Lộc: Những cảm xúc khác biệt

Tắm biển là sở thích của nhiều người dân và du khách khi đến Huế. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Mấy năm trước nữa, người dân Đà Nẵng kiến nghị lên chính quyền mở đường ra biển cho người dân, do các resort án ngữ hết, cũng tạo một luồng quan tâm của dư luận.

Trải dài dọc đất nước chúng ta là biển. Nghĩa là biển rất rộng. Thế nhưng, nếu làm không khéo là người dân “thiếu biển”. Biển phải được dùng vào để phát triển kinh tế. Nhưng biển cũng phải để cho người dân hưởng thụ, tức là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận. Hay nói cách khác phải hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế và lợi ích của cộng đồng, cụ thể hơn là cộng đồng nơi có biển.

Dọc suốt chiều dài của Thừa Thiên Huế cũng là biển. Nếu tính từ Bắc vào Nam thì điểm đầu là xã Phong Hải, huyện Phong Điền và điểm cuối là thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, trải dài hơn 80km. Ven biển, từ lâu đã phát triển du lịch, đặc biệt là hai vùng Thuận An (Phú Vang) và Lăng Cô (Phú Lộc).

Biển Lộc Bình (Phú Lộc) trong xanh, sạch đẹp. Ảnh: Tuấn Kiệt

Đợt nắng nóng kéo dài vừa rồi, tôi có dịp về biển Thuận An, Lăng Cô... thấy người dân tiếp cận biển vô tư, thoải mái. Tại vòng cung Lăng Cô đã có nhiều resort xây dựng nhưng vẫn để dành đường cho người dân ra biển, hoặc cứ băng qua resort mà đi, không có sự cản trở nào. Người dân bản địa từ xưa đến nay gắn bó với biển, giờ tuy là ưu tiên phát triển kinh tế nhưng quyền tiếp cận biển thuận lợi của người dân phải được bảo toàn, đó là lẽ đương nhiên.

Ưu tiên cho nhà đầu tư mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân bản địa thì đó có lẽ chưa hẳn là một chính quyền hoàn toàn vì dân. Đó là chưa nói đến chuyện, ngay cả nhà đầu tư, cũng không nên xung đột quyền lợi với người dân bản địa.

Như rằng, Thừa Thiên Huế đã nhận ra điều này rất sớm cho nên, chúng ta chưa thấy một xung đột quyền lợi nào xảy ra.

Hiện nay, du lịch biển đang phát triển rất mạnh. Du lịch sông, suối cũng vậy. Biến đổi khí hậu đã làm cho thời tiết ngày càng nóng hơn vào mùa hè. Đời sống của người dân cũng đã khá hơn lên rất nhiều, cho nên chúng ta thấy có một xu hướng du lịch biển phát triển rất mạnh – du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch nội tỉnh.

Đi kèm với xu hướng này là dịch vụ phát triển, trong đó có cả dịch vụ lưu trú. Cho nên, bài học về sự hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và người dân bản địa phải được đặt ra một cách nghiêm túc và xử lý ngay từ ban đầu. Điều này là trách nhiệm của chính quyền khi cấp phép đầu tư.

Điều này chẳng những đúng với các dự án phát triển kinh tế gắn với biển, với suối mà dường như với mọi loại hình kinh tế khác. Xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn, chẳng hạn? Chính quyền ủng hộ, người dân đồng lòng vì biết đâu có quyền lợi của họ trong đó, như tạo ra công ăn việc làm. Nhưng nhà máy xả thải (nước, mùi) ra môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân chung quanh là không được…

Bài học về hài hòa lợi ích dường như chưa bao giờ cũ.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận công nghệ số

Trong thời kỳ công nghệ số, thanh niên đóng vai trò chủ chốt trong tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. Đây là lực lượng để kết nối và hỗ trợ cộng đồng trong việc ứng dụng công nghệ, giúp giảm khoảng cách số và nâng cao chất lượng dịch vụ công trên địa bàn.

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Cần 65 tỷ USD/năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 ở Baku (Azerbaijan), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào du lịch biển và ven biển để bảo vệ ngành này khỏi những rủi ro khí hậu đang gia tăng.

Cần 65 tỷ USD năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu
Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

Hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, ngày 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố phối hợp với Ngân hàng Seabank chi nhánh Huế tổ chức hoạt động Kết nối cộng đồng năm 2024.

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

TIN MỚI

Return to top