ClockThứ Tư, 14/08/2024 06:02

“Điểm tựa” bên chân sóng

TTH - Nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị Quyết thắng, được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh, đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ và tập thể Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An, “phần thưởng” quý giá nhất là người dân trên địa bàn, ngư dân coi các anh là điểm tựa, để yên tâm làm ăn sinh sống, vươn khơi bám biển, làm cột mốc sống, chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tặng cờ Tổ quốc, động viên ngư dân vươn khơi bám biển 

Đồng hành cùng ngư dân

Với ngư dân phường Thuận An, xã Hải Dương (TP. Huế) và các xã Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Thanh, Vinh An (Phú Vang)…, Trạm Kiểm soát Biên phòng Thuận An nói riêng, Đồn BPCK cảng Thuận An nói chung cùng lực lượng cán bộ, chiến sĩ đơn vị là “điểm tựa” vững chắc, là ngọn đèn bên chân sóng, luôn đồng hành, dõi theo những chuyến vươn khơi; tiếp nhận thông tin, ứng cứu kịp thời khi ngư dân gặp nạn trên biển.

Thường từ 2 giờ kéo dài đến tầm 7 – 8 giờ sáng, ngư dân đến Trạm Kiểm soát Biên phòng Thuận An thực hiện các thủ tục để xuất bến, bắt đầu chuyến đánh bắt. Mỗi ngày có vài chục đến trên dưới trăm lượt tàu thuyền xuất bến. Cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Thuận An không chỉ hỗ trợ, thực hiện các thủ tục nhanh gọn, mà còn ân cần dặn dò, tuyên truyền cho bà con ngư dân về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Chủ tàu Huỳnh Văn Ba (Phú Hải, Phú Vang) và rất nhiều ngư dân đã nói những lời ruột gan, rằng những đồng hành, hỗ trợ và tâm huyết của cán bộ, chiến sĩ biên phòng là nguồn động viên to lớn để người dân yên tâm vượt mọi khó khăn, làm ăn sinh sống. Mỗi chuyến ra khơi của ngư dân không chỉ là phát triển kinh tế mà còn làm cột mốc sống trên biển, chung tay giữ gìn chủ quyền biển đảo.

Những mùa mưa bão, cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK cảng Thuận An là một trong những lực lượng chủ công tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ tính mạng, tài sản Nhân dân. Dầm mình trong mưa gió đắp đê chống sạt lở xâm thực dọc các bãi biển Thuận An, Phú Thuận; lội trong dòng nước lũ cõng người già, trẻ nhỏ đến nơi an toàn; lợp lại những ngôi nhà tốc mái sau bão… 5 năm qua, đơn vị đã tổ chức kêu gọi, hướng dẫn hơn 15.200 lượt tàu thuyền/80.000 lượt thuyền viên vào bờ neo đậu, tránh trú bão an toàn; cứu hộ cứu nạn thành công 9 tàu/78 ngư dân gặp nạn trên biển.

Bảo vệ chủ quyền biên giới biển

Được giao quản lý chủ quyền, vùng biển đảo của Tổ quốc, trong đó 17,5km bờ biển và 3 xã, 1 phường biên giới ven biển (gồm xã Phú Hải, xã Phú Thuận thuộc huyện Phú vang; xã Hải Dương, phường Thuận An thuộc TP. Huế) với dân số khoảng hơn 12.200 hộ/53.000 khẩu, Đồn BPCK cảng Thuận An là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới biển; giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng, cửa lạch được phân công; là thành phần trong thế trận phòng thủ khu vực địa phương.

“Chúng tôi tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ bờ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Trong 5 năm qua đã chủ trì phối hợp với quân sự, công an các xã, phường tuần tra bảo vệ địa bàn hơn 570 buổi/4.120 lượt người tham gia. Tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn đơn vị phụ trách. Chủ trì, phối hợp điều tra và tiến hành xử lý 42 vụ/84 đối tượng” - Trung tá Lê Văn Tuấn, Chính trị viên Đồn BPCK cảng Thuận An chia sẻ.

Đánh giá cao những thành tích, đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK cảng Thuận An, Thượng tá Lê Hồng Tuyên, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh nói rằng: Ngoài những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu nêu trên, đơn vị luôn chủ động, sáng tạo trong tham gia cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân trên khu vực biên giới biển và thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

5 năm qua, Đồn BPCK cảng Thuận An đã duy trì nghiêm công tác kiểm soát, đăng ký, kiểm chứng đúng theo quy định của pháp luật, giám sát chặt chẽ đối với người và các loại phương tiện, hàng hóa xuất, nhập tại cửa khẩu cảng, cửa lạch. Đồng thời, vận động hơn 440 chủ tàu, thuyền viết bản cam kết chấp hành nghiêm pháp luật trong quá trình khai thác thủy, hải sản; xây dựng 40 tủ sách pháp luật trang cấp cho các tàu cá đánh bắt xa bờ, mỗi tủ sách pháp luật có từ 30-35 đầu sách pháp luật.
Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách
Chuyển mình từ “điểm tựa” Chỉ thị 40

Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH), là “điểm tựa” vững chắc, để sau mười năm triển khai hiệu quả, Phú Vang đã có những chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội; xây dựng đoàn kết trong Nhân dân; tăng cường niềm tin của dân đối với Đảng.

Chuyển mình từ “điểm tựa” Chỉ thị 40
Điểm tựa cho lao động nữ

Từ những mô hình hay, cách làm sáng tạo của đội ngũ cán bộ nữ công, đời sống vật chất tinh thần cũng như quyền lợi của lao động nữ được quan tâm, chăm lo.

Điểm tựa cho lao động nữ
Yêu thương bên chân sóng

Gần 500 ngư dân, người dân xã Vinh Hiền (Phú Lộc) thuộc diện chính sách, hộ nghèo được chăm sóc y tế, trao tặng quà... những niềm tin, niềm vui và yêu thương lan tỏa trong mọi nhà, mãi ở lại trong tình quân dân vững chắc bên chân sóng.

Yêu thương bên chân sóng

TIN MỚI

Return to top