ClockThứ Sáu, 23/04/2021 14:34

Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

TTH.VN - “Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử Việt Nam” là chủ đề hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức sáng 23/4 với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ đã đến dự.

Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Hội thảo một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

“Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử Việt Nam” là hội thảo chuyên gia mang tính quốc gia, thể hiện tiếng nói khách quan khoa học của giới Sử học, Luật học về một vấn đề được Nhân dân và quốc tế quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo và căn cứ khoa học để đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Theo PGS. TS. Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa đã xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ lâu đời, đến thời các chúa Nguyễn, vương triều Tây Sơn và vương triều Nguyễn, hai quần đảo này hoàn toàn thuộc về chủ quyền của nhà nước quân chủ Việt Nam.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với vùng quần đảo này, nhưng nhìn dưới góc độ Sử học về chủ quyền biển đảo trong bối cảnh thế giới để tiếp cận bằng nhiều nguồn tài liệu liên ngành khác nhau kể từ lúc Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về chủ quyền của nhà nước quân chủ Việt Nam cho đến nay, thì đây là công trình công bố đầu tiên.

Các tham luận tại hội thảo làm rõ thêm quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này từ thời chúa Nguyễn đến Tây Sơn và dưới triều Nguyễn. Nghiên cứu về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thời cận – hiện đại, các tác giả đưa ra nhiều minh chứng thuyết phục và quan điểm đúng đắn về chủ quyền của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1884 đến 2021.

Ở chủ đề giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, di sản và giáo dục truyền thống, các tham luận làm rõ hệ thống các văn bản pháp luật đối với hai quần đảo này từ sau năm 1975 đến nay; các di sản liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam được phát hiện, lưu giữ tại Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề xuất ngành giáo dục cần nhân rộng mô hình cột mốc Trường Sa trong trường học để giáo dục các thế hệ học sinh kế tục sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của ông cha.

Hội thảo cũng dành thời gian thảo luận về nguồn tư liệu cần bổ sung về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đánh giá thực trạng tình hình tại Biển Đông và xu hướng trong tương lai; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại hai quần đảo hiện nay.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ bày tỏ tin tưởng, những nội dung khoa học, sâu sắc được các học giả, nhà khoa học dày công nghiên cứu và công bố tại hội thảo sẽ góp thêm những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quan trọng có tính thuyết phục khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của Việt Nam; cho thấy góc nhìn thú vị về quá trình khai phá, quản lý, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông. Đồng thời, góp phần phản bác mạnh mẽ những luận điểm xuyên tạc và sai trái lịch sử về chủ quyền biển đảo Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các thế lực thù địch.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Return to top