ClockThứ Bảy, 10/08/2019 10:46

Việt Nam đang nỗ lực giải quyết các vấn đề Biển Đông một cách hòa bình

Là quốc gia ven biển, thành viên của Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị pháp lý của khuôn khổ pháp lý toàn cầu này.

Trung Quốc không thể thắng nếu chơi bài “tổng bằng 0” ở Biển ĐôngBãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt NamViệt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền ở Biển ĐôngYêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm trên vùng biển của Việt Nam

TS. Lê Thị Tuyết Mai - Ủy viên Ban chấp hành Hội luật quốc tế Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao - nhấn mạnh về cơ sở pháp lý quốc tế thiết lập trật tự pháp lý trên biển, thúc đẩy phát triển và hợp tác biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương

Vụ trưởng Lê Thị Tuyết Mai cho biết, Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội về việc phê chuẩn UNCLOS nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

Theo bà Lê Thị Tuyết Mai, UNCLOS bao gồm các quy định toàn diện xác lập các vùng biển, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. UNCLOS có giá trị cao hơn so với các Công ước và hiệp định thỏa thuận quốc tế khác, và các nguồn khác của luật quốc tế trong đó có luật tập quán quốc tế về biển.

Giàn khoan DK1 của Việt Nam. Ảnh: VOV

Trong UNCLOS, Hiệp định/Thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên UNCLOS về bất kỳ vấn đề nào được quy định tại UNCLOS thì phải phù hợp với UNCLOS; chỉ có các quyền, nghĩa vụ hình thành từ các quy tắc của pháp luật quốc tế không trái với UNCLOS là được công nhận và áp dụng bởi toà án hay toà trọng tài có thẩm quyền.

Đây là cơ sở để xác lập phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển, kể cả quốc gia quần đảo (gồm nội thuỷ, vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia (gồm Biển cả hay còn gọi là biển quốc tế, Vùng đáy biển quốc tế và tài nguyên khoáng sản ở đó là di sản chung của nhân loại).

Vụ trưởng Vụ Luật pháp Quốc tế Lê Thị Tuyết Mai cho hay, UNCLOS còn quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các quốc gia. Theo đó, mọi hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển phải được phép của quốc gia đó; mọi hoạt động không được cấp phép đều là bất hợp pháp, vi phạm một cách rõ ràng các quy định của Công ước.

Cụ thể, Điều 121 UNCLOS quy định tiêu chí xác định “đảo” là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên; các đảo có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng thì sẽ có đầy đủ các vùng lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền.

Các đá không có đáp ứng hai điều kiện nêu trên thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm nói chung không có lãnh hải riêng (và do đó cũng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) và sự có  mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục  địa.

“Căn cứ quy chế đảo tại UNCLOS, trong một vụ gần đây Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS đã kết luận, không một cấu trúc địa lý nào tại quần đảo Trường Sa có khả năng tạo ra vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; các đảo của quần đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.” - bà Mai khẳng định.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Để bảo đảm thực thi Công ước đầy đủ và nhất quán, UNCLOS thành lập các cơ quan, cơ chế với vai trò và chức năng khác nhau, có tính chất bổ sung cho nhau. UNCLOS cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trong việc giải thích và áp dụng Công ước (Phần XV), bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý. Khi có tranh chấp, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nhanh chóng trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình khác.

“Nếu việc trao đổi, đàm phán trong một thời gian hợp lý không đạt được giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế để có phán quyết ràng buộc, đó là Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) hoặc Tòa trọng tài, Tòa trọng tài đặc biệt.

Tranh chấp nếu không được giải quyết thông qua trao đổi, đàm phán trong thời gian hợp lý thì có thể đưa ra cơ chế bắt buộc là Tòa trọng tài, hoặc đưa ra Ủy ban hòa giải. Trên cơ sở các khuyến nghị của Uỷ ban hòa giải, các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải đàm phán để đạt giải pháp giải quyết tranh chấp, và nếu không đàm phán được, các bên có nghĩa vụ giải quyết thông qua cơ quan tài phán.” - bà Mai thông tin.

Vụ trưởng Vụ Luật pháp Quốc tế, Bộ Ngoại giao khẳng định: Là quốc gia ven biển, thành viên của UNCLOS, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cùng với các nước thành viên khác thúc đẩy tôn trọng UNCLOS, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị pháp lý của khuôn khổ pháp lý toàn cầu này.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu AFF Cup 2024 trên sân vận động Việt Trì

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết, ngày 13/11, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức có công văn đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xem xét và chấp thuận giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn tổ chức các trận thi đấu của Đội tuyển Việt Nam trong khuôn khổ vòng loại Giải Bóng đá vô địch Đông Nam Á Mitsubishi Electric Cup 2024 (AFF Cup 2024).

Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu AFF Cup 2024 trên sân vận động Việt Trì
Return to top