ClockThứ Sáu, 13/09/2019 08:11

Việt Nam nắm công lý trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc thì không!

Vấn đề pháp lý chính là ‘tử huyệt’ của Trung Quốc ở Biển Đông bởi yêu sách của Bắc Kinh với gần như toàn bộ vùng biển này là hoàn toàn phi lý.

Mỹ ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển ĐôngTrung Quốc không thể thắng nếu chơi bài “tổng bằng 0” ở Biển ĐôngHạ viện Mỹ: Hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt NamBãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam

Kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, đó là một trong những gợi ý được nhiều chuyên gia nhắc tới trong bối cảnh Trung Quốc từ hồi đầu tháng 7 đến nay đã điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Ảnh minh họa: stratagem.

Khi được hỏi về khả năng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, các lợi ích và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam bằng các biện pháp hòa bình theo đúng các qui định của luật pháp quốc tế”.

Lẽ phải đứng về phía Việt Nam

Việc tiếp cận theo tinh thần thượng tôn pháp luật, sử dụng các biện pháp pháp lý đem đến những lợi ích to lớn cho tất cả các quốc gia trong tranh chấp nhưng cũng có những thách thức nhất định đối với việc sử dụng các biện pháp pháp lý.

Bất cứ quốc gia nào, đều cần cân nhắc thận trọng các khía cạnh có thể ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia một cách tổng thể để đưa ra quyết định có sử dụng biện pháp pháp lý hay không và điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cũng như cần sự chuẩn bị để xử lý các vấn đề có thể phát sinh.

Đánh giá khả năng sử dụng các biện pháp pháp lý để xử lý vấn đề hiện nay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, GS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo cho rằng Việt Nam có ưu thế vượt trội so với Trung Quốc.

“Vấn đề pháp lý chính là ‘tử huyệt’ của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời là giải pháp mang tính an toàn và hiệu quả nhất trong tổng thể các giải pháp đấu tranh, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông trong tình hình hiện nay. Sử dụng giải pháp pháp lý nói chung và các cơ chế tài phán quốc tế nói riêng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền sẽ là điều kiện để Việt Nam thể hiện vị thế chính nghĩa của mình, đồng thời, tranh thủ được sự ủng hộ tối đa của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo”, GS.TS. Nguyễn Bá Diến nói.

Theo GS.TS Nguyễn Bá Diến, trước những  thay đổi chiến lược của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn và sự thay đổi căn bản cục diện ở Đông Nam Á với mưu đồ độc chiếm Biển Đông ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, bên cạnh các chiến lược về quốc phòng, an ninh trên biển, chiến lược phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật biển... thì đổi mới chiến lược về triển khai mặt trận pháp lý của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách, cần được đầu tư, nghiên cứu bài bản.

GS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo.

Việt Nam cần chuẩn bị những gì?

Câu chuyện đặt ra ở đây là chúng ta cần chuẩn bị các điều kiện về mặt pháp lý ra sao để Việt Nam có thể sẵn sàng tham gia vào các cơ chế quốc tế giải quyết tranh chấp biển đảo? Trả lời câu hỏi này, GS.TS Nguyễn Bá Diến nhấn mạnh đến 5 điều kiện quan trọng, bao gồm:

Một là, gấp rút hoàn thiện các nghiên cứu chuyên sâu về quy trình, thủ tục và các điều kiện cần thiết khác trong các cơ chế tham gia khởi kiện và tranh tụng tại các thiết chế tài phán quốc tế, cơ chế đề nghị các tổ chức quốc tế can thiệp vào vấn đề giải quyết tranh chấp.

Hai là, gấp rút hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ lịch sử- pháp lý chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các vùng biển khác trên cơ sở và nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Ba là, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm nước ngoài, và hợp tác quốc tế đặc biệt là các nước đã thành công trong việc sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế cũng như các biện pháp xác lập và bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên thế giới. Thông qua đó, Việt Nam có thể đúc rút kinh nghiệm để từ đó vận dụng phù hợp và linh hoạt nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của mình.

Thứ tư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia vào các hoạt động pháp lý giải quyết tranh chấp biển-đảo quốc tế. (Tập hợp, động viên , khích lệ bằng các chính sách thiết thực đối với các chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết về lịch sử, khoa học tự nhiên, pháp lý… dấn thân vì sự nghiệp thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển đảo).

Thứ năm, đổi mới tư duy và hành động trong việc chuẩn bị bộ máy tổ chức và các nguồn lực phục vụ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Luật pháp quốc tế được sử dụng như là một thanh gươm sắc bén để thúc đẩy lợi ích quốc gia và đồng thời cũng là một chiến khiên kỳ diệu để bảo vệ lợi ích của mọi quốc gia… Cần phải tăng cường áp dụng những quy tắc của luật pháp quốc tế, nhất là với những quốc gia nhỏ, chúng ta muốn sống trong một thế giới có trật tự được duy trì bởi luật pháp thay vì bằng vũ lực - một thế giới văn minh được kiến tạo trên nền tảng của nguyên tắc thượng tôn pháp luật”, GS.TS Nguyễn Bá Diến nói.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top