ClockThứ Sáu, 31/07/2015 14:53

Các sinh hoạt của tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp

TTH - Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm tôn giáo lớn của miền Trung và cả nước nên tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách đoàn kết đồng bào các tôn giáo, ông Nguyễn Tài Tuệ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh cho biết:

Ông Nguyễn Tài Tuệ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành. Tín đồ các tôn giáo chiếm 60% dân số toàn tỉnh.Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tôn giáo và chính quyền, đoàn thể các cấp, tình hình thực hiện chính sách đoàn kết đồng bào các tôn giáo và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo của tỉnh đạt được những kết quả hết sức tích cực.

Đa phần tôn giáo ở Thừa Thiên Huế có quan hệ gần gũi với chính quyền, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh tôn giáo cơ bản ổn định, các sinh hoạt tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật. Quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền các cấp ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau, thông cảm, chia sẻ và hợp tác chặt chẽ. Phần lớn tín đồ phấn khởi trước những thành tựu của đất nước và tin tưởng vào đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tích cực xây dựng cuộc sống hài hòa “tốt đời - đẹp đạo”, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

Được biết, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn thời gian qua được duy trì nề nếp và hiệu quả. Ông có thể cho biết rõ thêm về công tác này?

 Bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo ngày càng trưởng thành, được trang bị các kiến thức kỹ năng cần thiết để quản lý, giải quyết công tác tôn giáo đảm bảo đúng chính sách, pháp luật, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt trong khuôn khổ pháp luật. Từ việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình kiến trúc tôn giáo, cho đến việc tổ chức các cuộc lễ, quản lý nhập tu, quản lý việc xuất nhập cảnh... đều được tiến hành đúng quy định. Nhiều lễ hội của các tôn giáo đã được chính quyền địa phương hướng dẫn, giúp đỡ tổ chức với quy mô lớn về nội dung lẫn hình thức, thu hút hàng vạn tín đồ trong và ngoài nước tham dự như: Đại lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ hội Quán Thế Âm, Đại lễ Vesak Quốc tế, lễ Dâng y Kathina, lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lễ Phục sinh, lễ Thiên Chúa Giáng sinh, lễ hội hành hương La Vang, lễ Bế mạc năm Thánh 2010 của Công giáo. Qua thống kê sơ bộ trong 10 năm đã có 196 công trình, kiến trúc tôn giáo được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới; nhiều cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo tôn giáo được cấp đất mới; trên 73,4% cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hàng trăm chức sắc được thuyên chuyển, bổ nhiệm. Các hoạt động từ thiện xã hội của các Giáo hội được chính quyền quan tâm, tạo điều kiện...

Với những việc làm đó của chính quyền, các chức sắc và tín đồ tôn giáo thấy rõ hơn sự thông thoáng, cởi mở trong đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới và họ đã tự giác sinh hoạt, lễ nghi trong khuôn khổ pháp luật. Thông qua đó đã thắt chặt hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại những luận điệu xuyên tạc, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh tôn giáo trên địa bàn.

Thời gian qua, có một số hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá chính quyền, gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng... Vậy để công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ngày càng có hiệu quả, trong thời gian tới cần phải làm tốt những nhiệm vụ, giải pháp gì?

Trước hết, trên tinh thần đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Ban Tôn giáo tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để các tôn giáo sinh hoạt bình thường, ổn định. Quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các Giáo hội thực hiện đường hướng tiến bộ, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, gắn bó cùng dân tộc.

Thứ hai, tăng cường làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo, cho chức sắc, nhà tu hành, chức việc và tín đồ các tôn giáo.

Thứ ba, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo cho đội ngũ làm công tác tôn giáo các cấp.

Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đồng thời, thường xuyên tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp, các ngành, các địa phương nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chức sắc và tín đồ các tôn giáo chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng tôn giáo.

Thứ năm, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo để rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn về công tác tôn giáo, làm cơ sở cho việc tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp đối với các tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới; kết hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo. Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thu hút mọi người dân phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Xin cám ơn ông!

Hào Vũ(thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo

Trong phong trào “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu giai đoạn 2019 – 2024”, Hội CCB huyện Nam Đông đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo
Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận
Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Chiều 22/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo lần 1, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Điền khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Ngày 22/11, UBND tỉnh tổ chức diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2024. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số bền vững tại địa phương.

Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

TIN MỚI

Return to top