ClockThứ Sáu, 17/06/2022 14:18

Hướng đến dịch vụ công trực tuyến

TTH.VN - Tại Hội thảo “Chia sẻ kết quả Dự án Sáng kiến nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của người dân” diễn ra sáng 17/6, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, để thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính (CCHC) cần nhiều giải pháp phù hợp, từ tuyên truyền, tổ chức, đến hoàn thiện hạ tầng và sự tham gia trực tiếp của chính quyền, người dân.

Khẳng định vị thế trong cải cách hành chínhPAPI 2021: Cải thiện lớn nhất ở nội dung Cung ứng dịch vụ côngHương Trà: Hướng đến xây dựng nền hành chính hiện đại

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội thảo

Chuyển động từ một dự án

Dự án Sáng kiến nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của người dân (DA) được UBND tỉnh phê duyệt tháng 11/2021. Mục tiêu DA xác định các rào cản đang hạn chế trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), xác định nguyên nhân, phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng và ứng dụng công nghệ, qua đó đề xuất giải pháp về thể chế, chính sách, tổ chức thực hiện và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường khả năng tiếp cận DVCTT mức độ 3, 4 của người dân, chú trọng đến đối tượng phụ nữ, yếu thế.

Toàn bộ DA có 16 hoạt động, xây dựng và ban hành áp dụng quy trình mới cho 4 nhóm TTHC được lựa chọn. Tập trung nghiên cứu tại sao tỉ lệ người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng DVCTT còn thấp; cơ hội, thách thức của chính quyền khi triển khai DVCTT; giải pháp để người dân tiếp cận nhiều hơn với DVCTT…

Theo ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, sau 6 tháng thực hiện, DA đã hỗ trợ chiến lược, góp phần CCHC để hướng đến quá trình chuyển đổi số. Trong khoảng thời gian ngắn, DA thành công khi lấy người dân làm trung tâm. Các TTHC thực hiện trực tuyến, không cần nhiều giấy tờ như trước.

Thông tin tại hội thảo, đến nay, tỉnh đã thực hiện kết nối các DVCTT với Cổng dịch vụ công (DVC) Quốc gia, hoàn thành cung cấp DVCTT mức độ 3, 4 với tổng số 741 dịch vụ. Toàn tỉnh có 1.790 TTHC thực hiện trực tuyến đạt mức độ 3, 4. Trong đó 1.295 TTHC đạt mức độ 3, 913 TTHC đạt mức độ 4. Năm 2021, toàn tỉnh tiếp nhận 85.763 hồ sơ TTHC trực tuyến.

Đánh giá về hiệu quả DA, chuyên gia TTHC công, TS. Đặng Quang Vinh cho rằng, đây là DA đa mục tiêu, tập trung vào cải cách TTHC để phục vụ người dân. Các hoạt động có tính bao trùm, hướng tới các đối tượng yếu thế và dịch vụ mà họ cần. Cách tiếp cận cũng thực chất, xuất phát từ người dùng.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Mai Hùng Tuân – chuyên gia TTHC công đánh giá cao DA. Ông Tuân cho rằng, hồ sơ 4 nhóm TTHC được đơn giản hóa, trong đó có 3 nhóm TTHC được thực hiện với thời gian rút ngắn hơn quy định cũ. Giao diện Cổng  DVC cũng được xây dựng với nhiều ưu điểm. “DA này chọn đúng địa bàn và nhận được sự ủng hộ cao từ chính quyền đến người dân. Công tác điều phối cũng rất chặt chẽ, nhịp nhàng và linh hoạt”, ông Tuân nói.

Người dân giao dịch tại Trung tâm Hành chính công tỉnh

Từng bước tháo gỡ khó khăn

Phát biểu tại hội thảo, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định, với những chuyển động thời gian qua, công tác CCHC đạt được nhiều thành quả. Các chỉ số như, Par Index, PAPI, PCI, SIPAS, ITC INDEX được cải thiện rõ nét. Song, ông Bình cũng chỉ ra nhiều khó khăn hiện nay. Theo đó, người dân chưa được tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cách thức thực hiện DVCTT trên cổng DVC tỉnh, đồng thời chưa được tiếp cận một cách đầy đủ và sâu sát về các lợi ích được thụ hưởng khi sử dụng DVCTT nên khó khăn khi thực hiện. Bên cạnh đó, phần mềm chưa đảm bảo được tính chặt chẽ và thông suốt trong quy trình liên thông giữa các đơn vị liên quan trong Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các TTHC liên thông.

Để giải quyết những khó khăn, TS. Đặng Quang Vinh cho rằng, tỉnh cần có một đề án sâu rộng hơn để thực hiện các chính sách về cải cách TTHC của Trung ương. Nghiên cứu, kiến nghị các cơ quan Trung ương sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật để điều chỉnh quy trình và trao quyền cho địa phương, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. “Quy trình và con người là cốt lõi, công nghệ thông tin là công cụ. Dựa trên đánh giá tổng quát nguồn lực, khối lượng công việc để có kế hoạch hoàn chỉnh nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta cũng cần sử dụng các bộ phận một cửa cấp huyện, xã làm lực lượng thực hiện chuyển đổi số và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Kết hợp với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan”, TS. Đặng Quang Vinh góp ý.

Đối với việc thúc đẩy CCHC, ông Huỳnh Nhật Nam, chuyên gia Trường đại học Fullbright đề xuất xây dựng cơ chế khuyến khích và tổng hợp những ghi nhận bởi các cán bộ cơ sở về các khó khăn người dân thường gặp khi thực hiện các TTHC công. Ngoài hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng cần miễn giảm lệ phí các TTHC khi thực hiện online. “Xây dựng các ứng dụng trên thiết bị di động cho phép thực hiện các TTHC công thay vì chỉ dùng trên giao diện web như hiện nay là cần thiết, điều này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hơn với các DVCTT và cán bộ tại các bộ phận một cửa dễ dàng hỗ trợ người dân. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, phổ biến để người dân biết và sử dụng DVCTT”, ông Nam nêu quan điểm.

Hiện nay, toàn tỉnh có 2.247 TTHC được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông mức độ 2 trở lên. Trong đó, cấp tỉnh có 1.735 TTHC (425 thủ tục liên thông); cấp huyện có 382 TTHC (61 TTHC ngành dọc, 35 thủ tục liên thông); cấp xã có 130 TTHC (17 thủ tục liên thông).

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Toàn quốc có 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Sáng 20/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Văn Thưởng. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại UBND tỉnh với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Toàn quốc có 1 071 393 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID.

Định danh và xác thực điện tử (ĐD&XTĐT) là quá trình đăng ký, đối soát, tạo lập và xác định danh tính điện tử của một cá nhân hoặc tổ chức trên môi trường điện tử thông qua tài khoản VNeID; việc sử dụng một loại tài khoản duy nhất (tài khoản VNeID) trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng thống nhất cho công tác quản lý nhà nước theo hướng hiện đại, qua đó đẩy mạnh phát triển chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID
Trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho hai bác sĩ Hoa Kỳ

Chiều 6/6, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND Tỉnh, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trao tặng Bằng khen cho hai bác sĩ: Kenneth D. Montgomery, Chủ tịch sáng lập tổ chức Orthonations (Hoa Kỳ) và Matthew Teo S Mendez-Zfass, đồng sáng lập Orthonations.

Trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho hai bác sĩ Hoa Kỳ
Đánh giá vai trò của phục hồi chức năng trong hệ thống y tế

Chiều 6/6, Sở Y tế tổ chức hội thảo khoa học “Vai trò của Phục hồi chức năng trong hệ thống y tế, sự phát triển của Phục hồi chức năng tầm nhìn 2030” nhằm cập nhật và đánh giá vai trò của phục hồi chức năng trong công tác khám chữa bệnh.

Đánh giá vai trò của phục hồi chức năng trong hệ thống y tế
Return to top