ClockThứ Tư, 23/03/2022 11:04

Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã: Tinh gọn bộ máy, nâng cao trách nhiệm đội ngũ

TTH - HĐND tỉnh vừa tổ chức "giám sát tình hình, kết quả sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021". Kết quả bước đầu, từng bước nâng cao nhận thức và tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc sắp xếp ĐVHC, đem lại hiệu quả, tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước.

Quyết tâm của Đảng đồng hành cùng kỳ vọng của nhân dânVăn phòng UBND tỉnh phải tiếp tục đổi mới công tác tham mưu chiến lược cho lãnh đạo tỉnhThủy Thanh được thăng hạng từ xã loại II lên loại ISắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021: Hiệu quả bước đầu

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được tinh gọn sau sắp xếp các đơn vị hành chính (Ảnh chụp thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát)

Tinh gọn, tiết kiệm

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Thừa Thiên Huế không có ĐVHC cấp huyện thuộc diện cần sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021. Có 7 ĐVHC cấp xã có 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định và phải tiến hành sắp xếp.

Riêng đối với TP. Huế, vẫn còn một số phường có quy mô diện tích nhỏ, gây khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nên cần thực hiện sắp xếp, sáp nhập.

Qua 2 đợt sắp xếp các ĐVHC, toàn tỉnh hiện có 9 ĐVHC cấp huyện (6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố); 141 ĐVHC cấp xã (95 xã, 39 phường và 7 thị trấn), giảm được 11 ĐVHC cấp xã. Trong các ĐVHC cấp xã bắt buộc phải sắp xếp, do các đơn vị này đa số ở vùng núi, để bảo đảm yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa làng xã, dân tộc, tính cộng đồng dân cư và yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương nên không thể nhập thêm ĐVHC thứ 3 để đạt 100% tiêu chuẩn theo quy định.

Kết quả giám sát cho thấy, số lượng cán bộ, công chức dôi dư so với quy định của Chính phủ là 211 người. Các địa phương đã thực hiện các phương án bố trí chuyển sang các đơn vị thiếu; tiếp nhận lên công chức huyện; cho nghỉ hưu đủ tuổi, thay thế cán bộ nghỉ hưu… và giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ dôi dư cho 145 cán bộ, công chức. Hiện nay, đối với các ĐVHC mới vẫn còn dôi dư 64 người chưa được giải quyết; riêng các ĐVHC cấp xã trên địa bàn TP. Huế sau sắp xếp đã bố trí bảo đảm theo đúng quy định.

Đối với đội ngũ viên chức sự nghiệp y tế và giáo dục trên địa bàn cấp xã, sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã mới, các địa phương đã bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ dôi dư cho 74/1.202 người (y tế 44, giáo dục 30), góp phần tinh gọn đội ngũ viên chức theo định mức quy định. Ngoài ra, tổng số lượng người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp so với quy định là 156 người. Đến nay, đã được bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ cho người hoạt động không chuyên trách dôi dư với kinh phí là hơn 3 tỷ đồng; qua đó, đã sắp xếp, bố trí số lượng đảm bảo theo quy định.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn đánh giá, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị tại các ĐVHC sau sáp nhập về cơ bản đảm bảo theo quy định. Công tác sắp xếp, kiện toàn các tổ chức Đảng được thực hiện đồng thời với công tác sắp xếp ĐVHC cấp xã. Cấp ủy các cấp đã chỉ đạo triển khai tổ chức kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng ở ĐVHC mới trên cơ sở sắp xếp các tổ chức Đảng của ĐVHC cũ tương ứng, theo quy định. Công tác lựa chọn nhân sự được thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn. 

Nhận được sự đồng thuận 

Qua giám sát cho thấy, việc sắp xếp các ĐVHC cơ bản đảm bảo yếu tố đặc thù của địa phương về lịch sử, văn hóa, địa lý, phong tục tập quán; đời sống của người dân ở các ĐVHC cấp xã mới thành lập đã đi vào ổn định; góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương tinh gọn, hợp lý, đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở những địa phương thuộc diện sắp xếp.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn, điều kiện cần để thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã là dựa vào tiêu chí về diện tích, dân số; điều kiện đủ là phải căn cứ vào vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử, phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Quá trình thực hiện phải bảo đảm sự đồng thuận của Nhân dân. “Mục tiêu cuối cùng là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tiết kiệm kinh phí, tiết kiệm biên chế. Qua giám sát, mục tiêu hướng đến là đánh giá sự đồng thuận của Nhân dân, năng lực hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh như thế nào, điều kiện cung cấp dịch vụ công có phù hợp với đặc thù từng địa phương, từng đơn vị, cần có đánh giá, rút kinh nghiệm” - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh.

HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức dôi dư theo quy định. Tiếp tục quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các đơn vị mới được thành lập; có phương án hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình, cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định về quy mô diện tích tự nhiên, dân số đối với ĐVHC phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, miền. Đồng thời, tiếp tục quan tâm, xem xét đến yếu tố đặc thù của một số địa phương, không thực hiện việc sắp xếp trong giai đoạn 2022 – 2030 đối với ĐVHC cấp xã không đáp ứng được các tiêu chí theo quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tinh gọn bộ máy Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

TIN MỚI

Return to top