Người dân Nam Đông làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa hiện đại xã Thượng Lộ
Kết quả CCHC năm 2018 của các tỉnh, thành phố được phân thành 4 nhóm: nhóm A (trên 80%); nhóm B (75-80%); nhóm C (70 – 75%); nhóm D (dưới 70%). Thừa Thiên Huế thuộc nhóm B với chỉ số 79,00%.
Quảng Ninh tiếp tục giữ vững ngôi vị dẫn đầu bảng xếp hạng với kết quả chỉ số đạt 89.06%, cao hơn 5.08% so với đơn vị đứng ở vị trí thứ hai là thành phố Hà Nội, đạt 83.98%. Phú Yên là địa phương xếp thứ 63/63 tỉnh, thành phố với kết quả chỉ số đạt 69.53%.
Theo Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ, trong năm 2018, các đối tượng bên ngoài là người dân, tổ chức tiếp tục có những đánh giá cao về kết quả CCHC ở các địa phương. Điều này cho thấy, niềm tin và sự ủng hộ của Nhân dân ngày càng cao đối với các chủ trương, chính sách CCHC tại địa phương; kết quả thực hiện CCHC đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Kết quả đánh giá cũng cho thấy, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý vẫn còn mong đợi nhiều hơn nữa đối với việc triển khai nhiệm vụ CCHC; đây là tín hiệu lạc quan và động lực cần thiết để tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo nâng cao hiệu quả cải cách trong thời gian tới.
Tại Thừa Thừa Thiên Huế, thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh cải cách TTHC trên tất cả các ngành, loại bỏ những TTHC gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch.
Đồng thời, khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy, né tránh; giảm bớt tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội.
Phấn đấu chỉ số CCHC năm 2019 Thừa Thiên Huế lọt vào top 10 toàn toàn quốc.
Tin, ảnh: Thái Bình