ClockThứ Bảy, 17/10/2015 16:16

Chắc tay súng, vững biên cương

TTH - Công tác bảo vệ biên giới luôn được các đơn vị trên hai tuyến biên phòng của tỉnh triển khai đồng bộ, tăng cường phối hợp với các lực lượng để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 vững tay lái, chắc tay súng bảo vệ vùng biển, đảo quê hương

Xuống biển

6h30 sáng, chiếc tàu tuần tra rẽ sóng rời cầu cảng. Khi tàu ra khơi xa, gió bắt đầu thổi mạnh, những con sóng chồm lên, mặt biển xám xịt, nhưng nhiều tàu cá của ngư dân vẫn bám biển. Thượng tá Lê Phước Quảng, Hải đội trưởng Hải đội 2 Biên phòng tỉnh nói rằng, đối với ngư dân, ngư trường giống như ruộng vườn của mình vậy, nếu không giữ được “đất canh tác” thì biết dựa vào đâu để làm ăn. Bởi vậy, Hải đội 2 xác định nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt. Cấp ủy, chỉ huy đơn vị thường xuyên nắm chắc tình hình trên biển và bám sát nhiệm vụ chính trị để xây dựng kế hoạch bảo vệ vùng biển, đảo có trọng tâm, trọng điểm.

Chỉ tay về phía buồng lái tàu, anh Quảng giới thiệu: “Thượng úy Phan Anh Dũng là thuyền trưởng. Thời gian mà Dũng gắn bó với biển còn nhiều hơn trên bờ. Cũng vì thế, đối với Dũng mỗi vùng biển, luồng lạch, đến những hòn đảo lớn, nhỏ ngoài biển khơi đều thuộc nằm lòng…”. Tiếp xúc với thượng úy Dũng, tôi được anh say sưa kể về những chuyến đi biển dài ngày, những hiểm nguy khi làm nhiệm vụ ứng cứu trong thời tiết mưa bão và cả những lần tham gia đẩy đuổi tàu lạ xâm phạm ngư trường...

Tâm bão, rốn lũ ở đâu trên địa bàn, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 cũng xuất hiện sớm nhất, khẩn trương giúp dân thoát nạn, di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Trong những năm qua, Hải đội 2 đã tổ chức cứu nạn 85 đợt, cứu sống 225 người bị nước lũ cuốn trôi, với 15 lượt phương tiện; tổ chức di dời hàng vạn người dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn, hỗ trợ vật liệu khắc phục sửa chữa hằng trăm ngôi nhà tốc mái, bị sập do bão gây ra, tiến hành chống xâm thực bãi biển, đập Hòa Duân với hàng ngàn ngày công. Cán bộ, chiến sĩ ở Hải đội 2 được coi là “phao cứu sinh” trên biển của bà con ngư dân mỗi khi gặp nạn.

Có lênh đênh trên biển mới cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của những người lính biển vẫn ngày đêm đương đầu với bão giông, chắc tay súng, vững tay lái bảo vệ bình yên vùng biển đảo của Tổ quốc. Chuyến đi này, tôi có dịp cùng các chiến sĩ Hải hội 2 tuần tra dọc vùng biển của tỉnh và khu vực tiếp giáp các tỉnh Quảng Trị, TP Đà Nẵng, với chiều dài hơn 110 hải lý, để nắm tình hình an ninh chính trị – TTATXH và đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh. Tại các vùng biển trên, Hải đội 2 đã phối hợp trao đổi thông tin với các lực lượng hoạt động trên biển, các tập đoàn, tổ đội tàu thuyền đánh bắt cá; xác định các địa hình ven biển của tỉnh để tham mưu xây dựng chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững chủ quyền an ninh vùng biển trên địa bàn.

Lên rừng

Cùng với tuyến biển, các đồn biên phòng tuyến núi đã xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với Công an huyện A Lưới, công an các xã, các đơn vị công an hoạt động ở địa bàn biên giới thực hiện công tác nắm tình hình, nghiên cứu, dự báo các loại tội phạm; tập trung thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, quản lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng mạng lưới bí mật, xây dựng thế trận bí mật, kết hợp đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng. Các đơn vị phối hợp tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật, tự giác tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở các địa bàn biên giới, tổ chức Nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân” và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thật sự vững chắc. Điển hình, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân cử các cán bộ xuống tận thôn, bản vận động Nhân dân thành lập các mô hình “Tổ an ninh tự quản”, “Cụm gia đình tự quản” nhằm thực hiện tốt phong trào quần chúng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản ở khu vực biên giới...

Đại tá Nguyễn Văn Hiền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh nhận định: Các đơn vị đã xây dựng kế hoạch tác chiến đáp ứng tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, có phương án chủ động triển khai lực lượng, phương tiện bảo vệ an toàn địa bàn 2 tuyến biên phòng, đảm bảo chống xâm nhập, khủng bố, phòng chống thiên tai… Việc tăng cường phối hợp với các lực lượng tại chỗ và thực hiện phương châm 4 bám ở khu vực biên giới (bám đơn vị, bám dân, bám địa bàn, bám chủ trương đối sách) đã từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng chiến đấu của các đơn vị, góp phần làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ biên giới đã đề ra.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Không phải “gồng mình” thưởng tết

Những tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh từ đầu năm giúp nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may không phải “gồng mình” để thưởng tết cho người lao động như từng xảy ra ở một số năm trước.

Không phải “gồng mình” thưởng tết
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Chậm đóng bảo hiểm: Công khai danh sách các đơn vị kéo dài

11 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.654/4.107 doanh nghiệp (DN) chậm đóng các loại hình bảo hiểm với tổng số tiền chậm lên đến 335.141 triệu đồng, tăng 44.334 triệu đồng so với tháng trước. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, bà Bùi Thị Thu Lý.

Chậm đóng bảo hiểm Công khai danh sách các đơn vị kéo dài
Return to top