ClockThứ Sáu, 02/08/2019 08:22

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2019

TTH.VN - Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; tăng 7,19% mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã nghỉ việc;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2019.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019Những quy định, chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2019Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2018

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Có hiệu lực từ ngày 01/08/2019, Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/05/2019 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao phạt đến 100 triệu đồng

Nghị định 46/2019/NĐ-CP ngày 27/05/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm  hành chính trong lĩnh vực thể thao có hiệu lực từ ngày 1/8/2019, theo đó, mức phạt tối đa trong lĩnh vực thể thao được quy định tại Nghị định này là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Quản lý phương tiện phục vụ vui chơi dưới nước

Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/06/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước có hiệu lực từ ngày 15/08/2019.

Nghị định trên quy định vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước gồm 2 vùng: Vùng 1 là vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải; vùng 2 là vùng nước khác không thuộc vùng 1, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát.

Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền sẽ quy định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại 2 vùng trên.

Vi phạm hành chính trong hoạt động KHCN phạt đến 100 triệu đồng

Theo Nghị định số 51/2019/NĐ-CP  ban hành ngày 13/06/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ có hiệu lực từ 01/08/2019, mức phạt tiền tối đa trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.

Điều kiện của người được đề nghị đặc xá

Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2019/NĐ-CP ngày 14/06/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá có hiệu lực từ ngày 01/08/2019, trong đó quy định cụ thể các điều kiện của người được đề nghị đặc xá.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 24/06/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 16/08/2019.

Nghị định này quy định chi tiết các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức khác và cá nhân có liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

Theo Nghị định 58/2019/NĐ-CP ban hành ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng có hiệu lực từ ngày 15/08/2019, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định 58/2019/NĐ-CP là 1.624.000 đồng (quy định cũ tại Nghị định 99/2018/NĐ-CP là 1.515.000 đồng).

Quy định về tặng, nhận quà tặng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực từ 15/08/2019, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Việc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật.

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam

Theo Nghị định 61/2019/NĐ-CP ban hành ngày 10/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày 28/08/2019. Theo đó, hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:

1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Các Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, 2, 3, 4;

b) Các Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1, 2, 3, 4;

c) Các Đoàn Trinh sát số 1, 2;

d) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.

3. Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị trên.

Cơ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam gồm Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Cục Hậu Cần, Cục Kỹ thuật, các cơ quan trực thuộc Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả

Chiều tối 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc và Lê Thành Long; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Return to top