ClockThứ Tư, 06/06/2012 18:04

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao tiếp và làm việc với Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

TTH - Ngày 6/6, tại Văn phòng UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do ông Hideo Suzuki, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu. Cùng dự buổi tiếp và làm việc có đại diện lãnh đạo của các sở, ban ngành liên quan.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ và các tổ chức của Nhật Bản đối với Thừa Thiên Huế; đồng thời khẳng định các dự án mà phía Nhật Bản hỗ trợ đều phát huy hiệu quả cao. Đặc biệt là các dự án hỗ trợ giúp đỡ về hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường nước, nâng cao năng lực ngành y tế, đào tạo nguồn nhân lực và bảo tồn di sản văn hóa Huế... đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và nâng cao năng lực cộng đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều tín hiệu tốt hơn nữa trong hợp tác đầu tư giữa Nhật Bản và Thừa Thiên Huế trong những năm tới. Trong đó, đề nghị ngài Công sứ hỗ trợ xúc tiến, giới thiệu những nhà đầu tư Nhật Bản đến nghiên cứu đầu tư tại Thừa Thiên Huế, nhất là các ngành công nghiệp phụ trợ và đầu tư chiến lược tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; hỗ trợ đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác kết nghĩa giữa thành phố Huế và thành phố Kyoto của Nhật Bản; có chính sách tài trợ tỉnh Thừa Thiên Huế các dự án an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo nhất là đối tượng người nghèo đô thị.

Công sứ Hideo Suzuki bày tỏ ấn tượng tốt đẹp đối với Thừa Thiên Huế và đánh giá cao các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã thực hiện theo tiến độ và phát huy hiệu quả. Ngài Công sứ cho biết, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trong những năm tới, trong đó có hỗ trợ cho các tỉnh miền Trung trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống của người dân.

Ngài Công sứ nhấn mạnh, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Thừa Thiên Huế phát triển trên nhiều cấp độ từ Chính phủ đến các cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời khẳng định sẽ kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư tại Thừa Thiên Huế và mong muốn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản để mối quan hệ giữa Thừa Thiên Huế với Nhật Bản phát triển tốt đẹp.

Trần Ngọc Dương
 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ

Trước giờ khai Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, nhiều người dân Điện Biên trải qua một đêm không ngủ để chờ đón sự kiện trọng đại của đất nước.

Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ
Return to top