ClockThứ Năm, 21/05/2015 18:44

Cơ hội bảo vệ và phát huy giá trị di sản Huế một cách bền vững

TTH - Sáng 21/5, tại Khách sạn Saigon Morin (TP Huế) đã khai mạc hội thảo chuyên đề "Di sản và phát triển bền vững" của Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF). Bà Đoàn Thị Thanh Huyền, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Kim Dũng, UVTVT ỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Huế; ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND TP Huế; bà Ardesi Arianna, cố vấn AIMF cùng hơn 100 đại biểu quốc tế và trong nước đã tham dự. Hội thảo kéo dài đến 23/5.

Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: HL

Những kết nối

Theo nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân: AIMF rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ và phát huy các di sản một cách bền vững. Vì thế, hội thảo này tạo cơ hội rất lớn cho di sản Huế. Tuy nhiên để bảo vệ và phát huy di sản một cách bền vững, điều quan trọng nhất cần có sự phối hợp giữa 3 nhóm đối tượng: chính quyền, người dân và các nhà nghiên cứu. Nhà nước cần có những chủ trương trong việc bảo vệ di sản, chính sách ưu tiên nhằm khuyến khích người dân, nâng cao nhận thức của họ, phối hợp với những nhà nghiên cứu để luận bàn nhằm có những giải pháp phát huy những giá trị di sản.

Trong ngày làm việc đầu tiên, bà Ardesi Arianna, cố vấn AIMF, bà Cathy Savourey, Giáo sư Khoa Quy hoạch đô thị, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Francois Rabelais de Tours, Cố vấn Quy hoạch Đô thị và Phát triển, chuyên gia của AIMF, trình bày hoạt động và các công trình AIMF đã làm và các cơ hội về mặt quốc tế. Với cam kết về những sáng kiến về mặt di sản, AIMF hỗ trợ các đối tác địa phương tôn tạo, làm “sống” lại di sản lịch sử, tạo dịch vụ, phát huy giá trị di sản về mặt du lịch. Các chuyên gia trao đổi nhiều hơn, sâu hơn về bảo tồn di sản, trong đó nhấn mạnh tôn trọng sự đa dạng văn hóa mà giá trị nền móng là một tinh thần khoan dung đi liền với bình yên.
Vấn đề đặt ra là, the o nhiều cách thức, di sản bị xâm phạm, tàn phá. Đó là sự phá hủy do bị bỏ rơi, quên lãng (người dân thay đổi phương thức sống), cố tình phá hủy di sản (chiến tranh), biến đổi khí hậu (BĐKH) và đe dọa khác, như di sản bị vẽ vời để hấp dẫn du khách nhưng giả tạo. Để có những biện pháp bảo vệ di sản, cần có những thảo luận về cấp quốc tế, kêu gọi nhà đầu tư lớn, đề ra quyết sách đô thị thuận lợi cho di sản văn hóa, có những ngân sách dành riêng cho di sản văn hóa, đồng thời kêu gọi người dân cùng tham gia. Bên cạnh tôn tạo, phải đề ra quy tắc đô thị, tạo ra vành đai bảo vệ di sản, tùy theo luật mỗi nước. Khi tôn tạo, phải quan tâm đến không gian công và khu vực riêng tư. TP tiến hóa và chuyển đổi, nhưng phải tôn trọng quá khứ. AIMF hy vọng, đề ra quy tắc, đảm bảo di sản đô thị được bảo vệ. Những hoạt động tập hợp các đối tác, như cán bộ giảng dạy đại học, chuyên gia di sản, các cấp chính quyền. Cần có sự đối thoại với địa phương. Người đề ra chính sách nghe ý kiến chuyên gia là cách nối kết đưa dự án đến thành công.
Di sản Huế với bảo tồn bền vững và nâng cao giá trị
Là một thành viên tích cực, TP Huế luôn chủ động tham gia và đóng góp vào các hoạt động của AIMF, thể hiện trách nhiệm và quyết tâm cao trong việc hội

AIMF khởi xướng nhiều sáng kiến về di sản đô thị (DSĐT) và đồng hành cùng các lãnh đạo địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, hướng đến việc quản lý và quy hoạch cân bằng cho các không gian đô thị, gắn liền với sự phát triển bền vững các TP. AIMF tạo mối liên kết vững chắc giữa các TP thành viên với các tổ chức đối tác Pháp ngữ và quốc tế. Hội thảo lần này là nơi gặp gỡ của các TP Pháp ngữ trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời sẽ kết nối với các TP châu Á năng động khác trong lĩnh vực DSĐT, các thành phố đối tác của Huế và AIMF trong việc xây dựng một mạng lưới các TP di sản Pháp ngữ, một nền tảng thiết thực để chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

nhập vào cộng đồng Pháp ngữ và quốc tế, cũng như việc bảo tồn, phát triển bền vững và phát huy khai thác các giá trị di sản. Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, với những đặc điểm về vị trí của các di tích nằm đan xen với cụm dân cự trên địa bàn rộng, Quần thể Di tích Cố đô Huế thường xuyên chịu ảnh hưởng từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, như: Sự phát triển về hệ thống giao thông, ô nhiễm môi trường, BĐKH, nguy cơ từ sự phát triển thiếu định hướng trong du lịch và quá trình xây dựng của người dân. Để di sản thực sự sống trong lòng cộng đồng, cần nâng cao ý thức bảo vệ di sản trong cộng đồng dân cư, thông qua đó kêu gọi thêm nguồn vốn đầu tư cho việc bảo tồn phát huy các giá trị di sản từ hoạt động xã hội hóa, tập trung sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài như tình nguyện viên, các nhà hảo tâm..
Ông Phan Thanh Hải đề xuất triển khai dự án giải tỏa gần 1.000 hộ dân cư trong khu vực các điểm nóng nhất trong Kinh thành, ổn định đời sống các hộ dân này, chỉnh trang cảnh quan đô thị, tạo thêm các tuyến, điểm tham quan; biến toàn bộ khu vực phía đông của Hoàng Thành gồm khu vực 2 bảo tàng, khu Tam Tòa thành khu vực trưng bày, triển lãm, mở rộng không gian Đại Nội để phát huy giá trị; bảo tồn cảnh quan khu vực hồ Tịnh Tâm-Học Hải, hình thành tuyến tham quan bằng thuyền ở Ngự Hà kết hợp với việc tổ chức các lễ hội cộng đồng; bảo tồn cảnh quan, di tích và khai thác tuyến Thượng thành-Kỳ đài- Quan Tượng Đài; khai thác tuyến du lịch dưới hình thức thử nghiệm dọc bờ kè Hộ thành hào, kết hợp chiếu sang mặt nước về đêm; bảo tồn trùng tu di tích Hổ quyền-Voi ré để đưa vào khai thác dịch vụ; đưa vào khai thác, phát huy giá trị các điểm di tích đã được trùng tu. 
Quỳnh Anh - Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận
Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Chiều 22/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo lần 1, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Điền khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Ngày 22/11, UBND tỉnh tổ chức diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2024. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số bền vững tại địa phương.

Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Return to top