ClockThứ Ba, 26/04/2016 14:06

Đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển

TTH - Bảo đảm an toàn cho du khách tắm biển luôn là vấn đề được chính quyền địa phương quan tâm; trong đó, ban quản lý các bãi tắm là đơn vị “đứng mũi chịu sào”.

Nhân viên cứu hộ thường xuyên giám sát tình hình trên bãi biển

Năm nay, bãi tắm Thuận An – Phú Thuận bắt đầu hoạt động từ trung tuần tháng 3, do sự đổi mới hạ tầng cơ sở và dịch vụ nên lượng du khách đông hơn những năm trước, khó kiểm soát các hoạt động vui chơi giải trí trên bờ cũng như dưới nước. Để bảo đảm an toàn cho du khách ngoài việc giăng dây giới hạn cảnh báo không để du khách và người dân xuống tắm ở những khu vực nguy hiểm, có vùng nước xoáy… Ban quản lý thành lập đội cứu hộ được trang bị các phương tiện như xuồng cứu hộ, loa cầm tay, áo phao, phao tròn, còi cứu hộ...; bố trí người trực gác tại trạm quan sát, phát loa nhắc nhở, cảnh báo du khách về các điều kiện đảm bảo an toàn khi tắm biển; phân công người thường xuyên tuần tra tại các khu vực nguy hiểm đề phòng du khách có ý định vượt ranh giới thể hiện tài bơi lội dẫn đến tai nạn đuối nước. Đồng thời, phối hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An để kịp thời ứng cứu trước mọi tình huống, nhất là những ngày các bãi tắm trong tình trạng quá tải.

Cùng với sự nỗ lực của ban quản lý các bãi tắm, du khách và người dân cần tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn của ban quản lý bãi tắm đề ra khi tắm biển để tự bảo vệ tính mạng. Những gia đình có con nhỏ hay du khách đi theo nhóm nên có sự giám sát, quản lý lẫn nhau, nhất là những người không biết bơi, phụ nữ, trẻ em. Nên nhắc nhở mọi người trang bị phao tắm và khởi động kỹ càng trước khi xuống tắm tránh chuột rút…

Từ những vụ việc đau lòng do xảy ra đuối nước, năm nay, tổ cứu hộ cứu nạn của bãi tắm Thuận An – Phú Thuận chú trọng việc cảnh báo, tuyên truyền và các hình thức bảo đảm an toàn, yêu cầu người dân, du khách tuân thủ quy định, nội quy trước và trong quá trình tham quan tắm biển. Lực lượng ứng trực trên bờ sẵn sàng phương tiện, biện pháp sơ cứu và đặc biệt là nhân viên có kỹ năng thuần thục trong cứu nạn để bảo đảm sẵn sàng xử lý khi có sự cố.

Bài, ảnh: ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng

Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch và tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ của một bộ phận người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, khu nghỉ dưỡng, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch để lừa đảo du khách.

Khuyến cáo du khách cảnh giác chiêu trò lừa đảo trên mạng
An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Return to top