ClockThứ Năm, 13/07/2023 06:45

Đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động của Hội đồng Nhân dân tỉnh

TTH - Các hoạt động của HĐND tỉnh luôn hướng đến đích cuối cùng là để xây dựng, thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn. Trong đó hoạt động giám sát, thẩm tra, chất vấn của HĐND tỉnh sẽ nhận diện thẳng thắn, phân tích đa chiều những khó khăn, vướng mắc, yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước.

Khôi phục và phát triển kinh tế biển, đầm pháNỗ lực phát triển người tham gia bảo hiểmKỳ họp lần thứ 6 của Hội đồng Nhân dân tỉnh dự kiến thông qua 11 nghị quyết

leftcenterrightdel
Phá Tam Giang - tiềm năng đang được đánh thức. Ảnh: Phan Trung 

Chất vấn, trả lời chất vấn luôn được cử tri chờ đợi

Hiện nay, trong thời điểm toàn tỉnh nỗ lực xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh những nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, với vai trò, trách nhiệm của mình, các đại biểu HĐND tỉnh đã không đứng ngoài cuộc.

Sau những đợt tiếp xúc cử tri trước mỗi kỳ họp, các phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường HĐND tỉnh lại “chạm” đến những vấn đề nóng. Đặc biệt là giải pháp từ các nhóm vấn đề chất vấn giúp tỉnh hoạch định, thay đổi các chính sách, cơ chế phù hợp với thực tiễn.

Tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa VIII, trước thực trạng giải ngân vốn đầu tư công thấp, đại biểu Trương Công Hân đặt câu hỏi về các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhằm tăng tỷ lệ giải ngân vốn 6 tháng cuối năm và đạt kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cả năm 2022.

Lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư đã giải trình, nêu giải pháp, song Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị ngành kế hoạch & đầu tư báo cáo cụ thể UBND tỉnh ngành nào giải ngân chậm để có chế tài xử lý, quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhằm đẩy nhanh công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

leftcenterrightdel
 Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương giải đáp thắc mắc của người dân

Cũng tại phiên chất vấn này, tiến độ dự án giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế cũng làm “nóng” hội trường, bởi đây không chỉ là dự án lịch sử của tỉnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa, một yếu tố vô cùng quan trọng trong mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII diễn ra cuối năm 2022 “nóng” với những dấu hỏi về hạn chế trong công tác quy hoạch, ảnh hưởng đến tiến trình “lên Trung ương” của tỉnh. Các đại biểu chỉ rõ, việc quy hoạch chung của tỉnh và một số quy hoạch ngành chưa được phê duyệt dẫn đến các dự án (DA) chậm tiến độ.

Ngoài ra, từ kiến nghị cử tri, thực trạng ngập cục bộ tại các địa phương khi mưa to; ách tắc giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; dịch chuyển nhân lực y tế từ công sang tư; thiếu thiết chế văn hóa; thiếu giáo viên là những vấn đề  được các đại biểu gửi gắm đến các cơ quan có thẩm quyền.

Tại Kỳ họp lần thứ 6 được khai mạc sáng nay (13/7), HĐND tỉnh cũng sẽ dành 1 buổi để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình kinh tế - xã hội và những vấn đề mà cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.

Đánh giá về hoạt động chất vấn trong các kỳ họp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân cho biết, thông qua hoạt động này, vai trò của HĐND trong công tác giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương được thể hiện rõ nét, thu hút sự quan tâm và đánh giá cao của đông đảo cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

Giám sát nghĩa là chạm đến các vấn đề “nóng”

Ngoài các phiên chất vấn, hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã được triển khai phù hợp với tình hình thực tế. Điển hình là các cuộc giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021”; giám sát về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh; giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021”; giám sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 3, thứ 4, thứ 5 và khảo sát việc giải quyết đơn thư, kiến nghị, phản ánh tại Tòa án Nhân dân TP. Huế.

leftcenterrightdel
 Cử tri nêu ý kiến tại một buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh

HĐND tỉnh cũng đã tổ chức triển khai giám sát về tình hình thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2022 để trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thường kỳ lần thứ 6. Ngoài ra, Thường trực HĐND tỉnh tham gia hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy Ban Tư pháp của Quốc hội.

Liên quan đến hoạt động tiếp công dân, từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành xem xét, giải quyết 107 trường hợp người dân đến trực tiếp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh và tiếp nhận xử lý 28 đơn thư.

“Hoạt động giám sát, khảo sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh được triển khai linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của cử tri. Kết quả giám sát đã chỉ ra hạn chế và nguyên nhân, đồng thời kiến nghị giải pháp khắc phục”, bà Vân đánh giá.

Kết quả giám sát việc thực thi các nghị quyết chuyên đề của HĐND đã chỉ ra một thực tế rằng, chỉ khi nghị quyết của cơ quan dân cử sát thực tiễn thì việc hấp thu mới dễ dàng, hiệu quả mang lại lớn. Đặc biệt, để khơi sức dân, đồng thời phát huy trách nhiệm của người dân đồng hành với Nhà nước trong xây dựng và chỉnh trang đô thị, xây dựng đô thị văn minh thì Nhà nước cũng phải có “cú huých” từ cơ chế.

Theo Thường trực HĐND tỉnh, từ đầu năm đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức 5 kỳ họp chuyên đề, thông qua 72 Nghị quyết. Trong đó, ngày 29/6, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công kỳ họp chuyên đề lần thứ 12 để thông qua 16 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 7/9/2022 về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 đã mở ra cơ hội phát triển mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

“Việc mở tuyến vận chuyển hàng container qua cảng Chân Mây sẽ giúp lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng lớn hơn, mang lại hiệu quả cho các hãng tàu, các doanh nghiệp và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá.

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 10, Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” là nội dung quan trọng được HĐND tỉnh thông qua bằng nghị quyết. Đây là tiền đề, cơ sở để tỉnh trình đề án cho Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, đề án này nhằm kết nối kinh tế biển, đẩm phá du lịch biển, phát triển đô thị phía biển, đầm phá - một trong những thành tố quan trọng để hình thành các vùng kinh tế động lực, cấu thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai. Điều quan trọng hơn, đề án là cơ sở, tạo ra các giải pháp huy động nguồn lực để đánh thức tiềm năng vùng đầm phá.

Những nghị quyết trên là những điển hình cho thấy sự linh hoạt với thực tiễn và ngọn nguồn của các chính sách luôn bắt đầu từ các hoạt động của HĐND tỉnh.

Sáng nay (13/7), Kỳ họp lần thứ 6, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 chính thức khai mạc. Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo.

Trong số các nội dung HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến, đáng chú ý là các nội dung liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023; quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023; quy định mức chi đối với công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh; kết quả giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 - 2022; kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tại kỳ họp lần thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII…

HĐND tỉnh cũng sẽ tổ chức phiên thảo luận về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; dành 1 buổi để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình kinh tế - xã hội và những vấn đề mà cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.


Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Năng động trong các phong trào, hoạt động

Các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân (HVND) phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị…

Năng động trong các phong trào, hoạt động
Return to top