ClockThứ Hai, 17/06/2024 10:05

Đòn bẩy trong giải quyết việc làm

TTH - Thời gian qua, chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế đã tạo đòn bẩy hỗ trợ người dân trên địa bàn có điều kiện khởi nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh doanh nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm

Giải ngân vốn cho người dân 

Thêm cơ hội cho người dân

Là một trong những khách hàng được vay vốn từ chương trình cho vay giải quyết việc làm với số tiền 100 triệu đồng, gia đình ông Đinh Ngọc H., trú tại xã Phú Mậu đã tập trung vào phát triển kinh tế với nghề gia truyền. “Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH, gia đình tôi đã mở rộng quy mô xưởng mộc, tạo thêm việc làm cho người dân trong thôn, đồng thời mở các khóa đào tạo nghề cho các lao động có nhu cầu. Với lãi suất ưu đãi, thời gian trả nợ dài nên rất thuận lợi trong việc trả lãi và gốc đúng hạn theo thời gian quy định”, ông H. chia sẻ.

Cũng như ông H., sau hơn 1 năm thụ hưởng nguồn vốn vay từ chương trình chính sách tín dụng ưu đãi (TDƯĐ) với số tiền vay 50 triệu đồng, chị Trần Thị G. ở xã Hương Thọ đã đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn tập trung. “Có vốn, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường và chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học nên vừa nâng cao năng suất, vừa đảm bảo môi trường xung quanh và hạn chế dịch bệnh. Dù mới hơn 1 năm, song gia đình đã trả được gần 50% số tiền gốc và các khoản lãi hằng tháng nên khá yên tâm”, chị G. cho biết.

Xác định nguồn vốn chính sách TDƯĐ là “đòn bẩy” để hỗ trợ người dân nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, thời gian qua NHCSXH TP. Huế đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, nhanh chóng đưa vốn chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. Trong đó, công tác cho vay vốn được đơn vị thực hiện theo hướng rút gọn trình tự, thủ tục, giảm thời gian giải quyết hồ sơ; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung, vai trò, ý nghĩa của các chương trình tín dụng để các đối tượng có nhu cầu nắm bắt thông tin. Từ đó, việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi bám sát vào các chủ trương, kế hoạch, mục tiêu của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân và mang lại hiệu quả cao nhất.

Theo lãnh đạo NHCSXH TP. Huế, xác định chính sách TDƯĐ về cho vay giải quyết việc làm là một trong những chương trình trọng điểm, thúc đẩy nhanh quá trình GNBV, hạn chế tình trạng thất nghiệp và đảm bảo an sinh trên địa bàn nên đơn vị luôn chủ động phối hợp với UBND các phường, xã, tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về những quy định mới để người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay. Đồng thời, hằng năm căn cứ vào nguồn vốn tín dụng từ cấp trên giao, đẩy nhanh việc thu hồi các khoản vay đến hạn để tổ chức giải ngân vốn đến các đối tượng lao động có đủ nhu cầu vay, nhất là thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm và GNBV.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, NHCSXH TP. Huế đã tạo việc làm cho gần 700 lao động, với doanh số cho vay hơn 36 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ của chương trình này lên gần 200 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm được phân bổ từ Trung ương, hàng năm NHCSXH TP. Huế được UBND thành phố quan tâm trích một phần ngân sách chuyển sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay giải quyết quyết việc làm trên địa bàn thành phố. Lũy kế ngân sách thành phố đã chuyển sang đến nay là 22 tỷ đồng.

“Đòn bẩy” thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn vay từ chính sách TDƯĐ đã hỗ trợ tạo việc làm, tạo điều kiện cho nhiều người lao động trong các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh vốn sản xuất có thêm kinh phí đầu tư thêm máy móc, cây, con giống, chuồng trại chăn nuôi... Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, cán bộ ngân hàng cũng thường xuyên đi kiểm tra nguồn vốn sử dụng của các hộ dân để tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động. Theo khảo sát của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Huế, cuối năm 2023, số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động trên địa bàn gần 3.000 người. Ngoài ra, trên địa bàn vẫn còn nhiều hộ làm nông nghiệp, buôn bán, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, ngành nghề manh mún. Việc chuyển đổi nghề mới, phục hồi các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương... còn khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm, đồng thời nhằm tập trung huy động các nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình TDƯĐ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần vào thực hiện mục tiêu GNBV, UBND TP. Huế vừa ban hành công văn triển khai kế hoạch gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo.

Theo đó, UBND TP. Huế yêu cầu Ủy ban MTTQVN thành phố và các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, UBND các phường, xã phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH tuyên truyền, vận động đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị và người dân tham gia gửi tiết kiệm tại NHCSXH, tạo sự lan tỏa và thực hiện tốt mục tiêu huy động nguồn lực, đảm bảo bổ sung đủ nguồn vốn để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.

Lãnh đạo UBND TP. Huế cho rằng, việc tổ chức “Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo” có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện mục tiêu GNBV, đồng thời, qua đó tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong việc tạo lập nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Return to top