ClockThứ Tư, 16/09/2015 19:03

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khoá XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

TTH - LTS: Nhằm phục vụ việc lấy ý kiến của Nhân dân đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Báo Thừa Thiên Huế xin được giới thiệu toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.  Mọi ý đóng góp xin gửi về Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế hoặc qua email: baotthue@gmail.com. Các ý kiến đóng góp sẽ được chọn lọc để đăng tải trên Báo Thừa Thiên Huế từ nay đến trước ngày 15/10/2015 và tổng hợp, báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh.

XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHANH VÀ BỀN VỮNG; XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ “DI SẢN, VĂN HÓA, SINH THÁI, CẢNH QUAN, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG”

(Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khoá XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV)

Phần thứ nhất

KIỂM ĐIỂM 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIV VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG

Năm năm qua, tình hình thế giới, trong nước diễn biến phức tạp; sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; thiên tai, tranh chấp biển Đông và sự chống phá của các thế lực thù địch… đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, kế thừa thành tựu của các nhiệm kỳ trước, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực. Có 8/14 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội XIV đạt và vượt; 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 4 chỉ tiêu chưa đạt.

I. VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Kinh tế duy trì ổn định và có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực

Trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đã duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, bình quân đạt trên 9%/năm. So với năm 2010, quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,6 lần; thu ngân sách nhà nước đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng, tăng 1,6 lần; GRDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD, tăng gần 2 lần. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 70.000 tỷ đồng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,6%/năm.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chiếm 55,7% trong GRDP, đóng vai trò chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Du lịch phát triển khá nhanh cả về quy mô và chất lượng, ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tổng lượt khách đạt trên 3,2 triệu, tăng gần 2 lần, doanh thu tăng bình quân 15%/năm. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, liên kết, hợp tác du lịch được đẩy mạnh.

Phát huy vị thế của trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ để phát triển dịch vụ theo hướng chuyên sâu và chất lượng cao. Các dịch vụ thương mại, vận tải - kho bãi, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng từng bước phát triển và mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động. Hệ thống các siêu thị, trung tâm mua sắm được xây dựng hiện đại. Mạng lưới phân phối hàng hoá mở rộng.

Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân 8,9%/năm, chiếm 34,7% trong GRDP. Năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp được nâng lên. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề được đầu tư, phát triển, đã thu hút 96 dự án với tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng.

Nông nghiệp phát triển toàn diện, chiếm 9,6% trong GRDP. Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 30 vạn tấn/năm. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Triển khai, nhân rộng nhiều mô hình có hiệu quả như “cánh đồng mẫu”, chăn nuôi tập trung, nuôi tôm trên cát... Nuôi trồng và chế biến thủy sản tăng nhanh. Kinh tế rừng phát triển mạnh. Phát triển đa dạng ngành nghề và dịch vụ trong nông thôn. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm còn 31%. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, hoàn thành quy hoạch, lập đề án cho 92 xã và có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại triển khai tích cực, hiệu quả

Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thường xuyên duy trì hợp tác với 41 nước. Phối hợp tốt giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hoá và ngoại giao kinh tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt gần 350 triệu USD, với các dự án lớn như Khu du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree, chế biến thủy sản của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam…; triển khai có hiệu quả các dự án ODA, NGO. Tăng cường liên kết, hợp tác các địa phương trong vùng, khu vực và các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

3. Phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

Hoàn thành cơ bản đề án sắp xếp chuyển đổi, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển. Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác được duy trì và từng bước đổi mới, toàn tỉnh có 228 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với hơn 220 nghìn xã viên. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và ngân sách của tỉnh.

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh; tham gia tích cực các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, lĩnh vực kinh tế vẫn còn khuyết điểm, hạn chế. Quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ; tốc độ tăng trưởng còn thấp, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế chưa cao. Thu ngân sách nhà nước còn thấp, chưa tương xứng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Ngành du lịch - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ; thiếu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Nông nghiệp phát triển thiếu bền vững; chưa phát huy thế mạnh của kinh tế biển, đầm phá. Các vùng sản xuất chuyên canh, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trang trại... chưa được triển khai trên diện rộng.

Môi trường kinh doanh và đầu tư chưa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lớn. Thiếu đột phá trong thu hút đầu tư. Hoạt động kinh tế đối ngoại chưa mạnh; việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn yếu, hiệu quả chưa cao. Hoạt động liên kết vùng chưa hiệu quả. Số lượng các doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ, vốn ít; năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế còn yếu.

II. CÔNG TÁC QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Tập trung triển khai thực hiện quy hoạch, phát triển đô thị. Hoàn thành Quy hoạch chi tiết đô thị Chân Mây; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Huế mở rộng. Thành lập thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Phú Đa. Các trung tâm tiểu vùng được đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V. Toàn tỉnh có 11 đô thị: 1 đô thị loại I (thành phố Huế), 3 đô thị loại IV (thị xã Hương Thủy, Hương Trà; thị trấn Thuận An mở rộng) và 7 đô thị loại V (thị trấn Phong Điền, Sịa, Phú Lộc, Lăng Cô, Phú Đa, A Lưới, Khe Tre); nâng tỷ lệ đô thị hoá đạt 52%.

2. Nhiều công trình, dự án quan trọng hoàn thành đưa vào sử dụng: nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài, đường phía Tây thành phố Huế, đường La Sơn - Nam Đông, Thủy Dương - Thuận An, hệ thống cầu qua phá Tam Giang, sông Hương, sông An Cựu, sông Đông Ba... và các công trình trọng điểm về thủy điện, thủy lợi. Đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cửa khẩu A Đớt, khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền, La Sơn, Tứ Hạ, Quảng Vinh... Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ mở rộng quốc lộ 1A, đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng...

3. Công tác chỉnh trang đô thị, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường chuyển biến tích cực. Tập trung đầu tư cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp hệ thống giao thông nội thị, các tuyến đường trọng điểm Đống Đa, Điện Biên Phủ và các trục giao thông quan trọng khác. Hoàn thành khu hành chính tập trung của thành phố Huế; đầu tư xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở; các khu đô thị mới..., từng bước thay đổi diện mạo đô thị theo hướng xanh - sạch - đẹp. Hạ tầng đô thị được nâng cấp, cải tạo theo hướng hiện đại, tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; hộ sử dụng điện đạt 99,5%; đường phố chính đô thị được chiếu sáng đạt 95,4%. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản được thực hiện đúng quy hoạch, tiết kiệm, hợp lý. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng chủ động; bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai thực hiện đồng bộ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép.

Tuy vậy, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn lúng túng, tốc độ phát triển đô thị chậm, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống giao thông, nhất là giao thông đối ngoại, giao thông kết nối các đô thị động lực, đô thị vệ tinh chưa đồng bộ. Tiến độ thực hiện một số công trình, dự án vẫn còn chậm. Hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu kinh tế chưa hoàn thiện. Công tác chỉnh trang, nâng cấp, giữ gìn trật tự đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Giải phóng mặt bằng, ổn định tái định cư còn nhiều bất cập. Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn hạn chế, bất cập.

III. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Xây dựng trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế, con người Huế. Đời sống văn hoá của nhân dân ngày càng phong phú; nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, văn hoá Huế được phát huy. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn minh nông thôn có chuyển biến bước đầu.

Nhiều di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng được tu bổ, khai thác và phát huy giá trị. Các loại hình văn hoá phi vật thể, nhất là Nhã nhạc Cung đình và các loại hình văn hoá truyền thống Huế được sưu tầm, khôi phục, phát triển. Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá trong đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Thành công của các kỳ Festival Huế đã góp phần phát triển du lịch và nâng cao hoạt động ngoại giao văn hoá trong thời kỳ hội nhập. Thành phố Huế được công nhận là “Thành phố văn hoá ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường của ASEAN”.

Hệ thống các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư. Văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ. Đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân tâm huyết với quê hương, đất nước; đã sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, một số tác phẩm đạt giải cao.

2. Tập trung xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực và cả nước

Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên. Học sinh tốt nghiệp phổ thông, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Mạng lưới trường học phát triển nhanh. Các xã, phường, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng. 100% giáo viên mầm non, phổ thông đạt chuẩn và nhiều giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Đại học Huế phát triển cả về quy mô và chất lượng, tiếp tục khẳng định vai trò của một đại học vùng trọng điểm, một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đã phát huy thế mạnh đào tạo các ngành khoa học xã hội - nhân văn, khoa học nông nghiệp, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ - kỹ thuật, y, dược và sư phạm.

Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển nhanh. Hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập được duy trì. Hội khuyến học các cấp được củng cố và hoạt động có hiệu quả.Hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học được tăng cường. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, có trên 230 giáo sư, phó giáo sư và 516 tiến sĩ. Xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến.

3. Xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Các thiết chế của trung tâm y tế chuyên sâu, các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Bệnh viện Trung ương Huế cùng với Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã triển khai nhiều kỹ thuật cao về chẩn đoán và điều trị chuyên sâu, tiên tiến trong nhiều lĩnh vực. Trường Đại học Y Dược Huế không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển theo mô hình Đại học khoa học sức khỏe. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đã đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khu vực. Hệ thống phòng kiểm nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn trên 3 lĩnh vực dược, hóa, sinh học. Các thiết chế khác của Trung tâm y tế chuyên sâu tiếp tục được đầu tư hiện đại, như: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Quốc tế, Trung tâm Ung bướu miền Trung...

Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư xây dựng và phát triển khá toàn diện theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hoá. Nhiều bệnh viện tuyến huyện được xây mới, cải tạo và nâng cấp hoàn chỉnh; trên 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 98% thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm đạt nhiều kết quả, không để xảy ra dịch, bệnh lớn. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%.

Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực y tế, y học được đẩy mạnh. Đội ngũ y, bác sĩ và cán bộ quản lý ngành y tế phát triển nhanh về số lượng, được đào tạo căn bản, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, y đức tốt, đáp ứng yêu cầu triển khai các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

4. Từng bước xây dựng trung tâm khoa học - công nghệ

Hạ tầng và thiết chế về khoa học - công nghệ phát triển, gồm hệ thống các trường đại học, nhiều viện, phân viện và trung tâm nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực: Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Truyền máu khu vực miền Trung, Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Nội soi tiêu hoá, Trung tâm Kỹ thuật - tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, Trung tâm Kiểm định hoá, dược, mỹ phẩm... Hoàn thành quy hoạch Khu công nghệ cao và dự án Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền Trung.

Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ được triển khai, ứng dụng rộng rãi, có giá trị trong thực tiễn sản xuất, đời sống. Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học - công nghệ được quan tâm.

5. Thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội

Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững và các chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%; hàng năm tạo việc làm mới cho hơn 16.000 lao động. Các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn được lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng hơn 5.000 nhà ở cho các hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,7%.

Thường xuyên chú trọng công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công với nước. Đã vận động xây dựng 2.046 ngôi nhà tình nghĩa với tổng số tiền trên 50 tỷ đồng. Thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo; tạo sự đồng thuận xã hội.

Tuy vậy, văn hoá - xã hội vẫn còn một số khuyết điểm, hạn chế. Chưa phát huy hết lợi thế của vùng đất văn hiến, văn hoá Huế; thiếu nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá thế giới, di tích lịch sử cách mạng. Một số chủ trương bảo tồn phố cổ, nhà rường, nhà vườn... chậm triển khai. Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn minh nông thôn triển khai thiếu quyết liệt. Sự gắn kết giữa văn hoá, di sản với phát triển du lịch còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Việc huy động và khai thác các nguồn lực để phát triển giáo dục - đào tạo chưa ngang tầm. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp chỉ đạt 37%. Học sinh tham gia các kỳ thi quốc gia, quốc tế đạt kết quả cao chưa nhiều. Hệ thống giáo dục - đào tạo ngoài công lập hoạt động còn khó khăn, lúng túng. Chưa phát huy thế mạnh về y học cổ truyền. Việc gắn kết y tế với phát triển dịch vụ du lịch chưa thật chặt chẽ, chưa xứng tầm với trung tâm y tế chuyên sâu và vùng đất văn hoá, du lịch. Một số thiết chế về khoa học - công nghệ thiếu đồng bộ. Việc ứng dụng các đề tài khoa học vào sản xuất và đời sống chưa nhiều; chưa hình thành được công nghệ mũi nhọn. Thị trường khoa học - công nghệ còn nhỏ, thiếu đa dạng. Công tác xã hội hoá trong hoạt động khoa học - công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.

Giải quyết việc làm vẫn còn khó khăn; kết quả giảm nghèo thiếu bền vững. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

IV. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH

Thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân được tăng cường. Chủ động đấu tranh, ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Chất lượng tổng hợp và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; sự phối hợp giữa các lực lượng đồng bộ, hiệu quả. Tiềm lực khu vực phòng thủ được quan tâm đầu tư xây dựng. Hợp tác quốc tế với nước bạn Lào trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh được tăng cường; phối hợp xây dựng, tôn tạo và tăng dày cột mốc trên tuyến biên giới; việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Lào đạt nhiều kết quả.

An ninh chính trị và thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố, tăng cường; không để hình thành các tổ chức đối lập, phản động. Bảo vệ an toàn các mục tiêu và sự kiện quan trọng của tỉnh. Giữ vững an ninh chính trị trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được tập trung chỉ đạo; kiềm chế sự gia tăng tội phạm. Trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ được triển khai kiên trì và có chuyển biến. An ninh biên giới giữ vững, không để xảy ra bất ngờ, không có “điểm nóng”.

Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang.

Tuy vậy, công tác quốc phòng, an ninh trên một số mặt còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là an ninh chính trị, an ninh tôn giáo.Việc kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh thiếu đồng bộ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Công tác dự báo, nắm tình hình có lúc thụ động, thiếu kịp thời. Việc xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu có mặt, có địa phương hiệu quả chưa cao. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng còn bất cập.

Tình hình tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, đô thị chưa quyết liệt.

V. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được mở rộng và tăng cường.Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tốt vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, vận động đoàn viên, hội viên, các dân tộc, tôn giáo, Việt kiều tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động có hiệu quả.

Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và các cuộc vận động khác được triển khai tích cực. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội đã góp phần nêu cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm công dân trong phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm cuộc sống bình yên.

2. Thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội.Tăng cường chỉ đạo, phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác giám sát, phối hợp giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và công tác đối thoại, hoà giải ở cơ sở. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

3. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng đổi mớitheo hướng sâu sát cơ sở, khắc phục bệnh hành chính, hình thức; chú trọng chăm lo, bảo vệ lợi ích của đoàn viên, hội viên, các dân tộc, tôn giáo, Việt kiều và quần chúng nhân dân; đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân hăng hái lao động sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được khẳng định. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ các cấp; thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tuy vậy, công tác vận động, tập hợp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội. Việc nắm bắt tình hình, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng và những bức xúc trong các tầng lớp nhân dân thiếu kịp thời. Công tác vận động đồng bào các tôn giáo và Việt kiều kết quả chưa cao. Sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động còn hạn chế. Kết quả triển khai một số phong trào, cuộc vận động hiệu quả chưa cao.

VI. VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

1. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp được nâng lên.Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân từng bước đi vào chiều sâu. Đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, công tác xây dựng văn bản pháp quy và tham gia góp ý các dự thảo luật. Bộ máy chính quyền các cấp được tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các sở, cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh từng bước được phát huy.

2. Công tác cải cách hành chính chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Hệ thống thể chế khá đồng bộ, thống nhất; đã triển khai cơ chế một cửa ở các cơ quan hành chính nhà nước, tạo sự thuận lợi, liên thông, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức có bước trưởng thành; bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn được nâng lên. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ có chuyển biến. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước được tăng cường.

3. Hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp được đẩy mạnh.Việc quán triệt, triển khai các nhiệm vụ cải cách tư pháp kịp thời, sát với tình hình thực tế. Công tác thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp chuyển biến tích cực. Chất lượng tranh tụng tại phiên toà được nâng cao. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp được tăng cường, từng bước hiện đại. Đội ngũ cán bộ tư pháp được củng cố, kiện toàn.

Tuy vậy, hoạt động của bộ máy chính quyền một số nơi còn yếu, năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn hạn chế. Chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Cải cách hành chính một số nơi chưa thật quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Kỷ cương, kỷ luật, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa nghiêm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế.

Hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm chưa cao. Cải cách tư pháp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Thực hiện chủ trương xã hội hoá đối với các hoạt động bổ trợ tư pháp còn chậm; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp chưa chặt chẽ.

VII. VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG

1. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng được tăng cường.Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống cách mạng. Triển khai tốt việc nghiên cứu các chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hoá - văn nghệ, góp phần đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc; đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Thực hiện kịp thời, có hiệu quả công tác tuyên truyền biển, đảo, góp phần đấu tranh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh.

2. Công tác tổ chức, cán bộ được triển khai đồng bộ.Nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp lớn về công tác cán bộ đã được cụ thể hoá thành quy định, kế hoạch để thực hiện. Thực hiện tốt phân công, phân cấp quản lý cán bộ; dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển và chính sách cán bộ; quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Tập trung chăm lo, củng cố, kiện toàn các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên từng bước đi vào thực chất. Công tác kết nạp đảng viên mới có nhiều chuyển biến tích cực, bình quân hàng năm kết nạp trên 2.600 đảng viên. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tăng cường, đáp ứng kịp thời các yêu cầu xây dựng Đảng.

3.Công tác kiểm tra, giám sát đượctăng cường; quy trình, phương pháp kiểm tra chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo chuyển biến đồng bộ; giúp cấp ủy đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân cấp ủy viên, cán bộ chủ chốt, nhất là những nơi có vấn đề phức tạp.

4.Hệ thống dân vận được kiện toàn, củng cố; tham mưu tốt cho cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận; tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Dân chủ cơ sở từng bước được đề cao. Các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào thi đua “dân vận khéo” được đẩy mạnh. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đã nêu cao trách nhiệm phục vụ nhân dân; phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” của cán bộ, công chức có chuyển biến.

5. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân có chuyển biến tích cực. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc liên quan đến tham nhũng được tiến hành thường xuyên, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn; xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thực hiện đúng quy trình, quy định, thủ tục của pháp luật; từng bước giải quyết những vấn đề bức xúc, vướng mắc, tồn đọng kéo dài.

6. Phong cách lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đổi mới theo hướng sâu sát cơ sở, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức Đảng, lắng nghe và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; dành thời gian đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị theo hướng ngắn gọn, thiết thực, cụ thể, rõ việc, rõ trách nhiệm.

7.Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nghiêm túc, trách nhiệm và đạt kết quả tích cực; tạo chuyển biến cơ bản về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực. Kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đổi mới lề lối làm việc; nghiêm khắc với mình hơn; bước đầu tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh hành vi và các hoạt động trong công tác, trong cuộc sống của mình.

Tuy vậy, công tác xây dựng Đảng còn một số hạn chế, chưa ngang tầm nhiệm vụ chính trị. Công tác chính trị, tư tưởng có mặt chưa sâu, thiếu kịp thời, tính giáo dục và thuyết phục chưa cao. Chậm đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền.

Công tác tổ chức, cán bộ vẫn chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị. Chất lượng đội ngũ cán bộ ở một số lĩnh vực, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ, cán bộ trẻ còn thấp. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ thiếu tính chiến lược và còn bị động; cơ cấu một số cấp ủy chưa bảo đảm ba độ tuổi, dẫn đến hẫng hụt cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì ở một số ngành. Vẫn còn 118 tổ dân phố chưa có tổ chức đảng; 5 tổ dân phố chưa có đảng viên.

Hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra cơ sở còn thấp, lúng túng trong xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát. Chất lượng một số cuộc kiểm tra, giám sát chưa cao. Một số ủy ban kiểm tra chưa thực hiện kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Công tác giám sát (chuyên đề) đối với đảng viên, nhất là đối với người đứng đầu, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý còn ít và giám sát thường xuyên còn khó khăn, lúng túng.

Công tác dân vận trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cấp ủy còn thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng hoạt động cho phong trào quần chúng; thiếu kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Công tác dân vận chính quyền và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiệu quả chưa cao.

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa coi trọng đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Việc công khai, minh bạch trên một số lĩnh vực thực hiện chưa tốt. Công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử ở một số vụ việc, vụ án tham nhũng thiếu chặt chẽ.

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cấp ủy chưa chú trọng đổi mới phong cách và lề lối làm việc. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục, xử lý một số khuyết điểm, hạn chế cũng như một số vụ việc nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm còn chậm. Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu một số nơi thực hiện chưa tốt.

VIII. NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

1. Nguyên nhân

1.1. Nguyên nhân của thành quả

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ, Quốc hội; sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, đơn vị trong cả nước. Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh luôn phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của quê hương, nêu cao quyết tâm chính trị, đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, đồng sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền kịp thời cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các chương trình hành động cụ thể, sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương. Đồng thời, tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhất là các dự án, công trình lớn, các chương trình trọng điểm. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền ngày càng đổi mới. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh để vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực phấn đấu, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hưởng ứng tích cực các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

1.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Thiếu chính sách để tạo đột phá trong thu hút đầu tư, nhất là những nhà đầu tư lớn có năng lực. Sự hợp tác liên kết với các địa phương trong Vùng còn hạn chế. Phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả.

Một số nghị quyết của Tỉnh ủy chưa được triển khai sâu rộng; chậm cụ thể hóa một số chủ trương quan trọng như nâng cấp, chỉnh trang đô thị, phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp và các sở, ban, ngành chuyên môn có lúc, có nơi thiếu quyết liệt; kiểm tra, đôn đốc, phối hợp chưa thường xuyên. Cải cách hành chính chưa quyết liệt, ý thức trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện ở một số ngành và địa phương còn yếu.

2. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất: Chăm lo củng cố, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đặc biệt là xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy. Thật sự phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; kiên quyết thay thế những cán bộ kém năng lực, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ; xử lý nghiêm những trường hợp mắc sai lầm, khuyết điểm.

Thứ hai: Thường xuyên tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và đồng thuận xã hội. Không ngừng mở rộng và phát huy dân chủ gắn với kỷ cương, kỷ luật. Tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng, thông tin tuyên truyền, định hướng đúng dư luận trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba: Phải đột phá trong đổi mới tư duy phát triển với quyết tâm chính trị cao; quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn địa phương, tạo động lực mạnh mẽ để huy động các nguồn lực trong nước; đồng thời, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, liên kết các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mở rộng không gian phát triển, thu hút mạnh và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Thứ tư: Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, chủ động bám sát tình hình thực tiễn địa phương để kịp thời đề ra các chủ trương, giải pháp đồng bộ và tập trung thực hiện quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, gắn trước mắt với lâu dài.

Thứ năm: Coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, người có công với nước; hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn...

3. Đánh giá tổng quát

Nhìn lại 30 năm đổi mới, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng, đưa Thừa Thiên Huế ra khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển; vị thế của tỉnh ngày càng được nâng cao. Kinh tế phát triển nhanh và bền vững; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông được đầu tư khá đồng bộ; diện mạo từ đô thị đến nông thôn và miền núi thay đổi sâu sắc, toàn diện. Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu đạt những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực, tạo thêm thế và lực mới để xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức hợp lý; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; quy mô, chất lượng, sức cạnh tranh của kinh tế được nâng lên; cơ sở hạ tầng từng bước đầu tư hoàn thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng khang trang. Các trung tâm văn hoá, du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước từng bước được xây dựng và khẳng định. An sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Chính trị

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận
Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Chiều 22/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo lần 1, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Điền khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Ngày 22/11, UBND tỉnh tổ chức diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2024. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số bền vững tại địa phương.

Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Return to top