ClockThứ Hai, 11/01/2021 14:42

Đưa chính sách đến đồng bào Cơ Tu

TTH - Chị Trần Thị Thắm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hương Sơn là một trong những đại lý thu tiêu biểu của huyện Nam Đông. Chị vận động gần 50 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và hàng chục người mua thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Lương hưu cho đồng bào dân tộcGiãn đóng bảo hiểm xã hội giúp doanh nghiệp vượt khó8 năm thực thi và lan tỏa Nghị quyết 21- NQ/TWĐối thoại để nắm bắt và thực hiện tốt hơn chính sách cho người lao động

Chị Trần Thị Thắm (bên trái) nhân viên đại lý thu BHXH ở Hương Sơn

Chị Thắm ở thôn Ta Rung, là người dân tộc Cơ Tu. Chị có kỹ năng tuyên truyền, lại có uy tín với đồng bào nên vận động rất thuyết phục. Nhiều năm kinh nghiệm làm đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn xã Hương Sơn, chị Thắm chia sẻ: Với thời gian đóng BHXH tự nguyện kéo dài nên khi tuyên truyền tôi phải có những dẫn chứng cụ thể những người được hưởng lương hưu trong thôn, trong xã, không phải nhờ cậy đến con cháu lúc già để họ “thấm” dần. Vận động một người dân tham gia BHXH tự nguyện khó một, nhưng để duy trì bền vững còn khó gấp đôi”.

Theo chị Thắm, người dân ở đây đa số làm nông nghiệp, đời sống đồng bào còn khó khăn cho nên để vận động được một người dân tham gia, đại lý phải đồng hành, theo suốt quá trình. Có tháng đủ tiền thì họ nộp 3 tháng/lần, có lúc thì nộp từng tháng một. Chị nào khó khăn quá thì chị Thắm cho mượn tiền rồi trả dần.

Đồng bào dân tộc thường đi làm rẫy ở xa, có khi cả tháng mới về nhà. Người dân tộc, họ làm chòi ở lại trên rẫy để tiện cho việc sản xuất canh tác. Chòi nọ cách chòi kia cả quả đồi nên để vận động được một người tham gia gian khổ lắm! Phải đi bộ hàng cây số đường rừng mới gặp được bà con. Cho nên, muốn người dân hiểu, muốn “chốt” được đối tượng tham gia, chị Thắm thường dành thời gian các buổi chiều kết hợp tư vấn, giải thích cụ thể hơn cho người dân về quyền và lợi ích khi đóng BHXH tự nguyện...

Theo chân chị Thắm đến nhà anh chị Trần Thị Minh là người được chị Thắm vận động tham gia BHXH tự nguyện, tôi đã hình dung được phần nào những khó khăn trong công tác vận động. Chị Minh mở quán buôn bán tạp hóa nên thu nhập cũng đủ trang trải. Được chị Thắm vận động, từ tháng 3/2019 đến nay, chị Minh dành 754.000 đồng mỗi tháng để đóng BHXH tự nguyện. Theo tính toán, nếu tham gia liên tục với mức đóng như hiện nay, đến lúc nghỉ hưu chị Minh sẽ nhận được mức lương 3.047.000 đồng/tháng và có thẻ BHYT với mã quyền lợi hưu trí.

Với phương châm “đến từng nhà, gặp từng người”, thời gian qua, chị Thắm thể hiện được vai trò “cánh tay nối dài” để đưa các chủ trương, chính sách về BHXH tự nguyện đến gần hơn với đồng bào. Chia sẻ vì sao vận động BHXH tự nguyện đạt hiệu quả, chị Thắm cho biết: “Mình rất thích chính sách này, vì tính “để dành” của nó với người tham gia. Dù hiện chỉ có 2 chế độ thụ hưởng là hưu trí và tử tuất, nhưng đó là “lo toan liệu tính” về lâu dài.

Chị bảo, không dừng lại ở vận động phụ nữ tham gia, sắp đến chị sẽ tuyên truyền cho những người lao động khu vực phi chính thức về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện; những rủi ro khi không tham gia, từ đó thay đổi nhận thức, tích cực, chủ động tham gia nhằm đảm bảo an sinh, ổn định cuộc sống...

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Return to top