ClockThứ Bảy, 02/07/2022 14:56

Giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới

TTH - Quảng Nhâm là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện A Lưới. Tuy gặp không ít khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền nơi đây đã và đang nỗ lực cố gắng để giảm nghèo một cách bền vững.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vữngKéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Đông Sơn và A Lưới xuống mức thấp nhất

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Quảng Nhâm chăm sóc loại cây trồng mới

Toàn xã hiện có 937 hộ nghèo, 74 hộ cận nghèo theo chuẩn mới. Đảng bộ xã có 447 đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ đảng trực thuộc, luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động các hộ dân phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Bí thư Đảng ủy xã Quảng Nhâm, Hồ Thị Thủy cho biết, xã tập trung huy động và lồng ghép nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Nếu như năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 49,5% thì, đến năm 2020 giảm xuống còn 22,4%. Bình quân mỗi năm xã giảm 5,4% hộ nghèo.

Đảng ủy xã Quảng Nhâm đã thành lập Ban Chỉ đạo GNBV xã giai đoạn 2022 – 2025, do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban.

Các thành viên trong Ban Chỉ đạo GNBV xã gồm những cán bộ cốt cán, gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, người có tín nhiệm cao trong bà con nhân dân. Từng thành viên trong Ban Chỉ đạo được phân công từng công việc rất cụ thể và đều có chương trình hành động, giải pháp để giúp từng người dân vươn lên thoát nghèo, tiến tới GNBV trên địa bàn xã. 

“Chúng tôi chủ động tuyên truyền, vận động hội viên cựu chiến binh nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, phấn đấu GNBV; tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, ông Hồ Văn Hởi, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quảng Nhâm trao đổi.

Bí thư Xã đoàn Quảng Nhâm - Kêr Xơi chia sẻ, phải nắm chắc tình hình thực tế của các hộ gia đình thanh niên nghèo để biết được họ cần gì. Từ đó, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan tư vấn xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên, bộ đội xuất ngũ. Đó là lý do để Quảng Nhâm dần hình thành các tổ, nhóm góp vốn, góp công lao động, hỗ trợ sinh kế phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, thoát nghèo.

Ở Quảng Nhâm số thanh niên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không phải là chuyện hiếm. Số thanh niên có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm không ngừng tăng lên.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội xã Quảng Nhâm sát với thực tiễn, gắn với cơ sở hơn. Việc tuyên truyền, vận động người dân vươn lên thoát nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả, tạo sự đồng thuận của người dân.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ X, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quảng Nhâm khóa I về GNBV giai đoạn 2022 – 2025 đặt ra, cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn xã giảm còn dưới 21,09%; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn, việc làm; 100% hộ nghèo đủ năng lực lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề; hạn chế mức thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.

Nhiều giải pháp được Đảng ủy xã Quảng Nhâm đặt ra; trong đó, không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí, sự chủ động thoát nghèo. Tuy đã rất nỗ lực cố gắng để hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo, nhưng sự trông chờ, ỷ lại vào chế độ chính sách trong ý thức người dân vẫn còn.

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo GNBV huyện A Lưới và các xã; trong đó, có xã Quảng Nhâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ lưu ý, A Lưới cần xác định, nông nghiệp vẫn là chủ lực, nhưng làm sao để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, giảm nghèo bền vững

A Lưới đã phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp (SXNN) hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) đã tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững.

Hoàn thiện hạ tầng, giảm nghèo bền vững
Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch nông thôn là giải pháp để khơi dậy tiềm năng du lịch của nông thôn, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững. Việc mở các tuyến, điểm du lịch nông thôn mặc dù đã triển khai nhưng để tạo ra hiệu quả thì vẫn còn nhiều việc để làm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới
Thực tiễn hóa các nghị quyết giảm nghèo bền vững

Từ năm 2022 đến nay, tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Đó là minh chứng cho thấy các nghị quyết (NQ), chính sách của tỉnh đã thực sự được đưa vào cuộc sống.

Thực tiễn hóa các nghị quyết giảm nghèo bền vững
Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Bên cạnh nhiều yếu tố, kinh tế ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc đưa cuộc sống nhiều gia đình thoát khỏi diện nghèo, đảm bảo cả về vật chất và tinh thần. Trong đó, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng "xây tổ ấm" cho gia đình, cho cộng đồng, xã hội.

Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top