ClockThứ Ba, 07/06/2016 14:09

Hơn 30 tỉnh, thành phố tham gia dự án tăng cường dữ liệu đất đai

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” được triển khai tại Bộ Tài nguyên - Môi trường và trên địa bàn 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; trong đó khu vực miền Bắc có 14 tỉnh, khu vực miền Trung và Tây Nguyên 10 tỉnh, khu vực miền Nam 9 tỉnh.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” được xây dựng sẽ góp phần phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch của công tác quản lý đất đai tại các địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.

Theo kế hoạch, chủ dự án là Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) và Sở Tài nguyên - Môi trường 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các khu vực trên cả nước.

Ngoài ra, các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu cũng sẽ được áp dụng trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố.

Danh sách 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm 14 tỉnh thuộc khu vực miền Bắc: Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng.

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên gồm 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Lắk.

Khu vực miền Nam gồm 9 tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang và Bến Tre.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tự hào và trách nhiệm

Khó có thể diễn tả hết cảm xúc của những người dân xứ Huế, những người yêu Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ở thành phố Huế trực thuộc Trung ương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tự hào và trách nhiệm

TIN MỚI

Dịch vụ backup dữ liệu​ tốt nhất hiện nay
Return to top