ClockThứ Hai, 27/06/2016 13:16

Hương Thủy giành giải nhất hội thi “Gia đình hạnh phúc”

TTH.VN - Kỷ niệm 15 năm Ngày Gia đình Việt Nam, ngày 27/6, Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp tổ chức hội thi CLB gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc” tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.

Trao giấy chứng nhận của BTC cho các đội thi

Tham gia hội thi gồm 9 CLB về gia đình đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố, tranh tài qua các phần thi: chào hỏi, tiểu phẩm và thuyết trình. Với phần thi tiểu phẩm, các đội thi thể hiện một trong các loại hình: tiểu phẩm, kịch ngắn, ca múa nhạc có chủ đề tôn vinh giá trị gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa trong gia đình Việt Nam. Ở phần thi thuyết trình, các đội thuyết trình về những tình huống xảy ra trong gia đình; những giá trị về văn hóa gia đình truyền thống; bình đẳng giới trong gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.

Phần thi tiểu phẩm của đội Quảng Điền

Kết quả, BTC trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích cho các đội thi. Giải nhất thuộc về đội thi đến từ thị xã Hương Thủy; giải nhì được trao cho hai đội thi ở A Lưới và Phú Lộc; các đội thi của TP Huế, Phú Vang, Quảng Điền đoạt giải ba. Ngoài ra, BTC còn trao 1 giải A, 1 giải B và 1 giải C cho từng phần thi.

Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Return to top