ClockThứ Năm, 19/12/2019 06:45

Kết nối giải quyết việc làm

TTH - Gần 17.000 lao động được giải quyết việc làm trong năm 2019, nhưng số lao động thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định còn cao, sức ép về việc làm còn lớn, nhất là trong thanh niên, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Xuất khẩu lao động tăng mạnhHơn 9.000 vị trí việc làm, học nghề chờ người lao độngPhối hợp quản lý tốt hơn người lao động nước ngoài

Người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngày hội việc làm

Việc làm chưa hấp dẫn

Học ngành kế toán, ra trường năm 2017 nhưng Hồ Thị Hồng, một lao động ở TP. Huế không xin được việc làm đúng chuyên môn. Đành xin làm chân nhân viên thị trường, thu nhập không ổn định, các chế độ bảo hiểm không có nên Hồng luôn muốn nhảy việc. Hồng cho hay: “Các doanh nghiệp tuyển dụng kế toán đều yêu cầu kinh nghiệm, trong khi em dù tốt nghiệp 2 năm rồi nhưng chưa được làm đúng chuyên môn, lấy đâu ra kinh nghiệm. Không được làm việc đúng chuyên môn nên em luôn trong tâm thế thấp thỏm tìm việc làm”.

Tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế nhưng Tú Uyên cũng không thể tìm được công việc đúng chuyên ngành, phải làm tạm những việc khác để kiếm sống. Nhiều lần tham gia các sàn giao dịch việc làm, Uyên hy vọng sẽ tìm được công việc mới thích hợp hơn nhưng khá khó khăn. Cô gái thở dài: “Tại các sàn giao dịch việc làm, số lượng tuyển dụng khá cao với nhiều vị trí việc làm, nhưng công việc có môi trường làm việc tốt, mức lương hấp dẫn vẫn rất ít”.

Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), toàn tỉnh có khoảng trên 9 ngàn người thất nghiệp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thiếu lao động nhưng tìm “đỏ mắt” không ra. Năm 2019, hơn 900 doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng trên 14 ngàn lao động. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tạo, chế biến (trong đó có doanh nghiệp dệt may, may xuất khẩu…) có nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng lớn. Dù lực lượng lao động của tỉnh tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở nông thôn. Chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề đào tạo có nhiều bất cập.

“Thừa thầy, thiếu thợ” là thực trạng diễn ra nhiều năm nay. Nguồn cung lao động luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu; một số doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều lao động không tìm được việc làm phù hợp.

Kết nối

Trong năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động. Để kết nối cung – cầu lao động, giải quyết việc làm, Sở LĐTBXH đã tổ chức các ngày hội tuyển dụng, ngày hội tư vấn, tuyển sinh, các phiên giao dịch việc làm để thông tin cho học sinh, sinh viên, người lao động biết nhu cầu của thị trường lao động. Cơ hội việc làm khá nhiều, từ lao động phổ thông đến quản lý tại các doanh nghiệp. Ngành nghề tuyển dụng khá đa dạng, như: kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân, nhân viên kinh doanh, kế toán, bán hàng, du lịch, dịch vụ… Nhiều doanh nghiệp tuyển lao động sang làm việc ở Nhật Bản, Đài Loan với các ngành nghề: thực tập sinh, công nhân, hộ lý, giúp việc gia đình...

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 30 phiên giao dịch việc làm, gồm các phiên định kỳ vào ngày 5 và 20 hàng tháng tại trung tâm, phiên giao dịch việc làm tại các huyện Phú Lộc và Phú Vang, các trường đại học, cao đẳng... Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: “Các phiên giao dịch việc làm thu hút hơn 600 lượt doanh nghiệp, đơn vị; khoảng 13.000 lượt lao động tham gia. Trong đó, gần 7.000 lượt lao động tìm việc làm, 3.000 lượt lao động được sơ tuyển và hơn 1.600 lao động được tuyển dụng chính thức tại sàn giao dịch việc làm, phần nào đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp”.

Ngoài các ngày hội việc làm, các phiên giao dịch việc làm được tổ chức ở các địa phương, các trường đại học, cao đẳng thu hút đông đảo người lao động tham gia, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, thì các phiên giao dịch việc làm diễn ra tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh chưa sôi động, mặc dù nhu cầu tuyển dụng khá nhiều. “Nguyên nhân chính là do nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp chưa hấp dẫn người lao động, việc làm chưa bền vững. Người lao động cũng chưa chủ động tìm kiếm việc làm, hoạt động định hướng nghề, việc làm cho sinh viên chưa được chú trọng. Chính quyền các địa phương và các cơ sở đào tạo chưa quan tâm đúng mức về công tác giải quyết việc làm”, ông Thông phân tích.

Để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, các sở, ngành, địa phương cần triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển mạng lưới doanh nghiệp, qua đó thu hút và tạo việc làm cho người lao động. Sở LĐTBXH làm tốt hơn công tác kết nối thông tin cung - cầu lao động, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp. Các cơ sở giáo dục cũng cần làm tốt công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên để các em lựa chọn ngành học phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Khám phá cv xin việc chất lượng
Return to top