ClockThứ Năm, 25/07/2024 06:29

Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTH - Lần nào vào Thừa Thiên Huế công tác hoặc đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh ra Hà Nội làm việc với Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đều nhắc nhở, nhấn mạnh với các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là phải luôn giữ cho được sự đoàn kết, thống nhất để vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô HuếBài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện tặng món quà ý nghĩa của Huế đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến làm việc vào năm 2014

Năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn công tác của Trung ương có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và tiến trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi nghe báo cáo của đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn mà Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn tỉnh gặp phải, bằng chất giọng trầm ấm, chậm rãi, khoan thai, chắc chắn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu phân tích, chỉ đạo và gợi mở nhiều vấn đề.

Điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm và nhấn mạnh nhiều nhất là, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế phải giữ cho được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ; khơi gợi ý chí, nghị lực của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để nỗ lực, cố gắng với mục tiêu cao nhất là xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Quá trình làm việc với tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế là văn hóa, du lịch, nhưng vẫn chưa phát triển xứng tầm, nhất là nguồn nhân lực. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh cần phải có sự lãnh, chỉ đạo một cách chủ động, linh hoạt hơn nữa.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm bà con đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới năm 2014

Trong tất cả các lần làm việc với Thừa Thiên Huế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn lưu ý, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động chính là sức mạnh sâu xa, nguồn cội; là quan điểm xác định, nguyên nhân dẫn đến thành công. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tỉnh đoàn kết, trước hết phải bắt đầu trong đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, từ đó, tạo sự lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên.

Chuyến thăm, làm việc nào cũng thế, biết Thừa Thiên Huế còn những tồn tại, khó khăn, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khích lệ, động viên bằng việc biểu dương sự đoàn kết phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân của tỉnh trong tiến trình phát triển đi lên; tạo thế và lực mới trên con đường mà tỉnh đã xác định.

Chủ chốt mà thống nhất thì ra họp Ban Thường vụ, họp Ban Chấp hành cũng dễ thống nhất. Đây là một phong cách lãnh đạo và cũng là nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy được trí tuệ tập thể, mà quan trọng nhất là phải thương yêu, đoàn kết nhau thật lòng, thật sự là quan điểm xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thấm nhuần, khắc ghi ý kiến chỉ đạo và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, suốt chặng đường qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Thừa Thiên Huế đã phát huy tinh thần đoàn kết để tạo nên sự thống nhất, biến những khó khăn, thử thách thành những thời cơ, thuận lợi.

Từ Kết luận (KL) 48 năm 2014 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, sau quãng thời gian kiên trì thực hiện chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; được sự ủng hộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ, ban, ngành Trung ương, Thừa Thiên Huế tiếp tục kiên định mục tiêu đưa cả tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành NQ 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây thực sự là bước ngoặt quan trọng, là “cơ hội lớn” để tỉnh “cất cánh” cho tiến trình phát triển đi lên của mình. 

Bằng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đến nay, sau nỗ lực cố gắng triển khai thực hiện NQ 54 của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện; hệ thống đô thị phát triển nhanh; diện mạo đô thị, nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ có nhiều chuyển biến; từng bước phát huy được vị thế của trung tâm văn hóa - du lịch, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo lớn của cả nước. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đạt nhiều kết quả; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước.

Những vấn đề tồn tại, hạn chế mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý tại các buổi làm việc về việc đổi mới phong cách, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; đổi mới mạnh mẽ tư duy với một tinh thần chủ động, tự lực vươn lên, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực tại chỗ tốt hơn nữa đã được Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị trong toàn tỉnh tập trung thực hiện và mang lại hiệu quả. Đối với yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cần ráo riết, quyết liệt, năng động, sáng tạo hơn nữa cũng đã được các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh tiếp thu và khắc phục bằng những chương trình, hành động cụ thể, thiết thực.

"Thừa Thiên Huế đang tiến đến rất gần mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều giải pháp đã và đang được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị trong toàn tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Ngoài trí tuệ, năng lực, sự cống hiến tận tâm, tận lực của toàn hệ thống chính trị; sự nỗ lực của các cấp, các ngành; sự đồng hành, chung tay của các doanh nghiệp thì, sức mạnh đoàn kết và sự đồng thuận của người dân toàn tỉnh lại tiếp tục được khơi dậy nhằm sớm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025; đáp ứng với những gì mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý, căn dặn với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế", Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định.

Bài, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sáng sớm

Sáng 26/7, Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội); tại quê nhà đồng chí ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội và tại Hội trường Thống Nhất (TP. HCM).

Người dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sáng sớm
Ý chí của toàn Đảng, nguyện vọng của toàn dân

Những ngày này, người dân cả nước bàng hoàng, tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dẫu biết sinh lão bệnh tử là quy luật của cuộc đời, dẫu biết Tổng Bí thư tuổi đã cao, sức khỏe không còn được như những năm về trước, nhưng tin về sự ra đi của Ông vẫn khiến mọi người bất ngờ, đớn đau và khó chấp nhận.

Ý chí của toàn Đảng, nguyện vọng của toàn dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tấm gương ngời sáng để học tập

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của Nhân dân. Nhân dân mãi ghi nhớ công lao và khâm phục nhân cách của nhà lãnh đạo lỗi lạc dành trọn đời mình cho Đảng, Tổ quốc, Nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tấm gương ngời sáng để học tập

TIN MỚI

Return to top