ClockThứ Bảy, 13/10/2018 07:00

Kiểm soát tài sản chặt chẽ để ngăn chặn tham nhũng

TTH - Thường vụ Quốc hội đang cho ý kiến chuẩn bị sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng để trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 6. Trong đó, nội dung có tính cốt lõi được quan tâm nhiều nhất là kê khai, xử lý tài sản do tham nhũng mà có.

Chống tham nhũng: Không để các bản kê tài sản “ngủ yên” trong hộc tủ

Bị cáo Phạm Công Danh bị xét xử về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”. Ảnh: Internet

Tài sản nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ không ngăn chặn được tham nhũng, khó có điều kiện thu hồi. Trong hệ thống văn bản quản lý của chúng ta còn nhiều sơ hở cần phải được bổ sung hoàn chỉnh.

Theo quy định, cán bộ có chức vụ nhất định phải kê khai tài sản. Mẫu kê khai  tài sản đã thực hiện từ nhiều năm nay, được bổ sung chi tiết hơn nhưng vẫn có một số sơ hở. Kê khai bắt buộc đối với những tài sản là đất đai, nhà cửa, phương tiện đi lại, vàng, bạc, đá quý… có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, nhưng thực tế ít người khai đúng trị giá tài sản đang sở hữu. Có những tài sản khó có điều kiện so sánh và định giá nên khó xác định giá thực, khó đánh giá sự trung thực của người khai.

Có một số loại tài sản giá trị lớn, thậm chí cực lớn mà chỉ có chủ nhân của nó mới biết được. Vàng, đá quý, trang sức cao cấp, ngoại tệ, cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng… được coi là loại tài sản có giá trị cao nhưng rất hiếm khi được kê khai đầy đủ và cũng rất khó xác minh.

Trong kê khai tài sản, dù có nhiều bao nhiêu chăng nữa người ta cũng chỉ khai cho có lệ, khó có thể kiểm soát được, trừ khi bị điều tra. Các loại ngoại tệ được gửi trong ngân hàng, được chuyển thành cổ phần kinh doanh ở nước ngoài lại càng khó xác định khi cơ chế kiểm soát của chúng ta chưa hoàn thiện. Tài sản loại này thường đứng tên vợ, con nhưng đa phần đều lấy danh nghĩa người thân nên sẽ rất khó phong tỏa, kê biên. Khi có khoản tiền bất hợp pháp (tiền bẩn), họ tìm cách chuyển đầu tư cổ phần vào các hoạt động kinh doanh với mục đích “rửa tiền”.

Quy định những người có quan hệ trực tiếp với chủ thể tài sản cần bổ sung thêm đối tượng phải kê khai để chủ động trong kiểm soát và phong tỏa khi cần. Mở rộng diện kê khai lần đầu với những người có quan hệ huyết thống, những người ruột thịt trong gia đình như: bố mẹ đẻ, bố mẹ của vợ hoặc chồng, con đã thành niên… của những người có chức vụ cao. Những người này thường được đặt lòng tin khi đứng tên tài sản và ít bị rủi ro lật lọng hơn những người khác. Thực tế từ vụ án Trịnh Xuân Thanh,  Phạm Thị Huyền Như, Phạm Công Danh… đều do những người như dạng trên đứng tên. 

Một loại khác là tiền cho con du học nước ngoài tự túc lại chưa thấy đề cập bắt buộc. Tính sơ bộ về học phí, tiền ăn, ở... của con cái trong nhiều năm ở nước ngoài là tiền tỷ. Không kể con cái của những đại gia kinh doanh thì lương công chức dù lớn đến đâu cũng khó có thể “bao cấp” khủng như vậy. Mặc dù trong Quy định 126-QĐ/TW “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” có yêu cầu phải báo cáo về con cái, người thân sinh sống, định cư ở nước ngoài nhưng về kinh tế vẫn phải kê khai dạng này để xác định nguồn tiền có được.

Đời sống của Nhân dân nói chung, cán bộ, công chức nói riêng so với trước đây đã khá hơn nhiều nhưng vẫn đang còn vất vả, chưa thể sống bằng lương. Kinh tế thị trường đã mở cho mọi người có cuộc sống khấm khá hơn nhờ biết làm giàu hợp pháp. Tuy nhiên, có “một bộ phận không nhỏ” những người có chức quyền thoái hóa, biến chất lại giàu lên từ tham nhũng.

Trong hướng dẫn phần kê khai ngoài lương cần chi tiết thêm những khoản thu nhập khác để phân biệt với thu nhập từ nguồn bất hợp pháp. Những khoản như vậy tiến tới sẽ chi qua tài khoản, nhưng trước mắt nên quy định để những người có thu nhập chân chính không e ngại khi phải kê khai.

Tổng kết 10 năm phòng, chống tham nhũng (2008-2017) cả nước có 17 người bị kỷ luật, riêng năm 2017 có 6 trường hợp kỷ luật vì kê khai thiếu trung thực. Con số này quá khiêm tốn so với thực tế khi mà tham nhũng đang là một vấn nạn. Xã hội càng phát triển thì hành vi tham nhũng càng tinh vi, càng khó kiểm soát. Đảng, Nhà nước ta đã quyết tâm và đang nỗ lực phòng, chống tham nhũng, từng bước sửa luật để hoàn thiện thể chế pháp lý. Một trong các giải pháp đó là kiểm soát kê khai tài sản cá nhân làm cơ sở cho phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung thực, khách quan trong kê khai tài sản, thu nhập

Kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của cán bộ, đảng viên là một trong những quy định của Đảng để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn, cần tập trung tháo gỡ.

Trung thực, khách quan trong kê khai tài sản, thu nhập
Nỗ lực ngăn chặn nạn “rút ruột” rú cát

Quảng Điền có diện tích rú cát rộng lớn thuộc các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Vinh. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên “béo bở” mà một số kẻ vẫn luôn tìm cách “rút ruột”.

Nỗ lực ngăn chặn nạn “rút ruột” rú cát
Tối ưu hóa trong kiểm soát đường thở khó

Chiều 6/9, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức buổi sinh hoạt khoa học cập nhật kiến thức về kiểm soát đường thở khó. Qua đó, đánh giá những ưu điểm vượt trội khi sử dụng giải pháp CMAC dựa trên các trang thiết bị hiện có tại đơn vị cũng như các trang thiết bị hiện đại khác.

Tối ưu hóa trong kiểm soát đường thở khó
Ngăn chặn ma túy trong vùng giáo dân

Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, việc xây dựng mô hình “Phòng chống ma túy trong vùng giáo dân” được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội (TNXH), giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ngăn chặn ma túy trong vùng giáo dân
Return to top