ClockThứ Ba, 23/02/2021 14:22

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

TTH.VN - Sáng 23/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVTừ 22/2, bắt đầu nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu HĐND huyện Phong ĐiềnGóp ý để chọn lựa những đại biểu có tiếng nói trong Quốc hội, HĐND tỉnh

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bầu cử Ủy ban Trung ương MTTQVN; ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo công tác bầu cử của UBTƯ MTTQVN; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội cùng hơn 7.000 đại biểu tại 64 điểm cầu trên cả nước.

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã được phổ biến chuyên đề: "Công tác kiểm tra, giám sát bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Ủy ban MTTQVN các cấp".

Việc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tập trung vào 9 nội dung cơ bản: Giám sát việc thành lập và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; Kiểm tra, giám sát việc giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu Hội đồng nhân dân và việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử, người được giới thiệu ứng cử diễn ra từ ngày 22/2/2021 đến 17 giờ chiều ngày 14/3/2021; Kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử diễn ra từ ngày 20/3/2021 đến ngày 13/4/2021; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri trong khoảng thời gian từ ngày 13/4/2021 đến ngày 23/5/2021; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách những người ứng cử từ ngày 23/4/2021 đến ngày 13/5/2021.

Trong thời gian diễn ra bầu cử, MTTQVN các cấp sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử từ khi triển khai, tổ chức bầu cử đến khi kết thúc cuộc bầu cử; giám sát trình tự bỏ phiếu, việc kiểm phiếu từ 05h00 đến 21h00 ngày 23/5/2021.

MTTQVN các cấp cũng tiến hành kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác bầu cử từ ngày 17/2/2021 đến ngày 30/6/2021 và kiểm tra việc triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát bầu cử.

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh đề nghị Mặt trận các cấp gấp rút chuẩn bị các phần việc thuộc thẩm quyền để đảm bảo tiến độ và đúng, đầy đủ theo quy trình.

*Sáng cùng ngày, Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức hội nghị Hướng dẫn công tác giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong tỉnh được giới thiệu ứng cử.

Đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương tham dự tập huấn 

Theo kết quả hiệp thương lần 1, số lượng đại biểu được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV của tỉnh là 13 và số lượng ĐBQH được bầu là 7. Có 98 đại biểu được giới thiệu ứng cử HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, số lượng đại biểu được bầu là 51.

Đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham dự hội nghị được giới thiệu những nội dung liên quan đến Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp; Nghị quyết số 1186 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Nghị quyết liên tịch số 09 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa 15 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, quy trình giới thiệu người ra ứng cử ĐBQH và HĐND tỉnh sẽ qua ba bước, gồm: họp Ban lãnh đạo, tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri và tổ chức hội nghị Ban lãnh đạo mở rộng.

Tin, ảnh: Minh Nguyên – Minh Chiến

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Return to top