ClockThứ Tư, 12/02/2020 20:13

Lưu hành bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia bị phạt đến 40 triệu đồng

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ là đối đầu quân sựKhông đánh đổi chủ quyền quốc gia bằng hòa bình viển vông

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

Theo Nghị định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Trong đó, mức phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 3 đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất.

Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Nghị định quy định phạt tiền từ 20 - 30 đồng đối với một trong các hành vi sau: Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; hoạt động đo đạc và bản đồ khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn.

Mức phạt từ 40 - 50 triệu đồng áp dụng đối với hành vi hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy phép hoặc hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân sử dụng mốc đo đạc khi thực hiện hoạt động đo đạc hợp pháp. Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Xuất bản bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia bị phạt 40-50 triệu đồng

Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo, làm sai lệch dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ trong thực hiện đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ; Thể hiện không chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ trong thực hiện đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ.

Mức phạt 30-40 triệu đồng cũng được áp dụng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Mức phạt 40-50 triệu đồng áp dụng đối với hành vi xuất bản sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2020.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia

Phong Điền từng là địa phương có tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia thấp so với mặt bằng chung. Thời gian qua, địa phương này đã có nhiều nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp để tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn.

Phong Điền nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia
Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đang quản lý 8 hiện vật/bộ hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG). Sự hiện hữu của những báu vật này không những làm tăng sự hấp dẫn cho điểm đến, mà cũng chính là cơ hội để những cổ vật quý giá này “không ngủ yên” trong cuộc sống đương đại.

Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia
Bóng cờ hồn nước thiêng liêng

Lá cờ đỏ sao vàng được tô thắm bởi máu xương của bao thế hệ người lính hào hùng trên biển, là “kim chỉ nam” để cán bộ, chiến sĩ hải quân “chân cứng đá mềm” bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Bóng cờ hồn nước thiêng liêng
Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc
Return to top