ClockChủ Nhật, 17/10/2021 18:26

Một mục tiêu, nhiều giải pháp

Xác định thời cơ, động lực mới cho tăng trưởngViệc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào kết quả phòng, chống dịch COVID-19

Tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2021 của tỉnh vừa diễn ra, một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được chỉ ra là xây dựng các chương trình, kịch bản phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội cho những tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Tất nhiên phải đi kèm với đó là triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch bùng phát.

Mục tiêu, nhiệm vụ này không chỉ Thừa Thiên Huế mà cả nước cũng đang triển khai thực hiện, khi các biện pháp phòng, chống dịch đã được điều chỉnh để thích ứng với trạng thái bình thường mới. Một số đường bay dần được nối lại, nhà ga mở cửa đón khách, vận tải đường bộ liên tỉnh cũng được phép hoạt động trở lại… Điều đó cũng đồng nghĩa với hàng hóa sẽ lưu thông thuận lợi hơn, việc đi lại của người dân, doanh nghiệp, chuyên gia… cũng không còn khó khăn như trước. Khi giao thương thuận lợi, rõ ràng sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Một yếu tố khác cũng được đánh giá là có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là việc giải ngân vốn đầu tư công. Nếu nguồn vốn này giải ngân thấp thì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng khó đạt được.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 47,38% kế hoạch; trong đó, có 36 bộ, cơ quan Trung ương và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%, chỉ có 4 cơ quan Trung ương và 11 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên 60%. Ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của dịch COVID-19 buộc phải triển khai các biện pháp giãn cách xã hội, khiến giao thương khó khăn, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá vật liệu tăng cao..., thì nguyên nhân chủ quan được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, tổ chức đầu tháng 10 còn do sự lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, sâu sát, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy. Việc phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu tập trung, lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế. Các thủ tục đầu tư, thanh quyết toán vốn còn chậm...

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải ngân vốn đầu tư công đối với sự phục hồi và phát triển kinh tế, lãnh đạo tỉnh trong phiên họp thường kỳ vừa nêu đã yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay. Nếu dự án nào không đạt tỷ lệ giải ngân 60% tính đến cuối tháng 9/2021 sẽ cắt giảm và điều chuyển nguồn vốn cho dự án khác.

Tín hiệu khả quan là Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm những địa phương có tiến độ giải ngân khá tốt, đạt 55% tính đến ngày 30/9, tương đương 2.605 tỷ đồng, dù trước đó hơn 1 tháng (ngày 20/8), tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 39,3%. Kết quả đó phản ánh rõ sự quyết tâm, nỗ lực của địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án có vốn đầu tư công trên địa bàn.

Tỉnh cũng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Doanh nghiệp luôn là xương sống, là đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ khi doanh nghiệp “khỏe” thì kinh tế - xã hội mới phục hồi và phát triển. Đây cũng được xem là một trong những giải pháp có tính quyết định cho mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế được tỉnh lựa chọn và triển khai. 

Có thể thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cho mục tiêu chung là phục hồi và phát triển kinh tế. Ngoài những giải pháp căn cơ, điều quan trọng không kém còn ở sự nỗ lực vượt qua khó khăn của người dân, doanh nghiệp…

TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top