ClockThứ Bảy, 11/06/2016 09:58

Mưu sinh trong nắng gắt

TTH - Ngôn từ diễn tả sự nắng nóng ở Huế thật phong phú với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau. Đó có thể là nắng gay gắt, nóng hầm hập, nóng ngột ngạt, nóng như thiêu như đốt, nắng chói chang, nắng cháy thịt cháy da… theo cách gọi thông thường. Đó cũng có thể là cách nói đặc sệt, chỉ riêng của người Huế mình: Nóng dữ hí, nắng le lưỡi, nắng chi mà vô hậu…

Nhiều sắc thái và cung bậc nắng nóng ở Huế cũng là một điều dễ hiểu. Do Huế nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa có lượng bức xạ hằng năm khá lớn, ước đạt 70 - 85 Lcal/cm² nên đây là xứ nóng. Lại nữa là gió Lào kỳ lạ, gió thổi ràn rạt và dập dồn mà lại hầm hập nóng khiến con người và cây cỏ như khô rộc đi và rát bỏng. Thời điểm ăn Tết Mồng năm tháng 5 âm lịch, thời điểm tháng 6 dương lịch bắt đầu mùa thi cũng là cao điểm nắng nóng ở Thừa Thiên Huế được bắt đầu trước đó và tháng 4, tháng 5 và kéo dài đến tận tháng 8, tháng 9 âm lịch.

Như một quy luật trong sinh hoạt và mưu sinh của người dân Huế, thế nhưng rồi nắng nóng kéo đến với những diễn biến phức tạp vẫn khiến cho cuộc sống của con người ở đây có lúc như bị đảo lộn. Người ta phải bằng nhiều cách trốn nắng và tránh nắng...

Chuyện đáng bàn nhất trong những ngày cao điểm nắng nóng là vấn đề kiếm sống. “Dầm mưa” để mưu sinh trong mưa rét khổ là chuyện đã đành, “dãi nắng” để làm ăn cũng là sự vất vả không kém. Người dân làng Mỹ Lợi và cả vùng khu ba Phú Lộc tránh nắng nóng bằng cách thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng gánh hàng trăm đôi nước tưới cho khoai và các loại cây trồng. Nơi phố thị nay cũng vậy, tốt nhất là tránh nắng, tìm cách hạn chế những tác hại của nắng nóng bằng sự tranh thủ, kể cả luồn lách thời gian để giải quyết những công việc ngoài trời hay những nơi nóng nực. Một khi chuyện bất khả kháng thì vấn đề đặt ra là sắp xếp công việc một cách hợp lý nhất và tổ chức thực hiện thật khẩn trương, nhanh gọn.

Không chỉ là sự thích ứng mang tính đối phó, đáng nói là người dân Thừa Thiên Huế nay là đã biết tận dụng thời điểm nắng nóng để làm ăn. Đó không chỉ là câu chuyện của những doanh nghiệp chuyên sản xuất ra các đồ dùng và phương tiện tránh nắng và hạn chế nóng nực, hay các loại hình dịch vụ, nhà hàng và giải khát được mở ra mỗi lúc một nhiều để thu hút khách, mà gần đây còn là chuyện của những nông dân ở Phước Yên (Quảng Điền) trồng rau má. Nắng nóng kéo dài, người dân Phước Yên “trúng quả đậm” vì trồng ra bao nhiêu rau má đều bán được hết bấy nhiêu và giá rất cao. Uống nước rau má là vừa có ích cho kẻ tiêu dùng, vừa là cách giúp những người ở vùng quê xứ ruộng mưu sinh hiệu quả. Đây cũng là mô hình cần được phổ biến và nhân rộng như một cách ứng phó chủ động, hiệu quả và bền vững trong mưu sinh vào mùa hè nắng gắt ở Thừa Thiên Huế.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

Ngày 30/11, theo thông tin từ Tỉnh đoàn, người dân Thừa Thiên Huế đang học tập và lao động tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2025 để nhận được vé xe và máy bay miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết
Giữ người lao động ở lại lưới an sinh

Đối thoại, tuyên truyền theo nhóm nhỏ là một trong những kênh tương tác trực tiếp nhằm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc của người lao động (NLĐ) và các đơn vị sử dụng lao động liên quan đến chính sách bảo hiểm. Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tăng cường công tác đối thoại nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

Giữ người lao động ở lại lưới an sinh
Return to top