ClockThứ Năm, 21/11/2024 06:00

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu

TTH - Hồ Văn Phúc, trú tại thôn A Đâng, xã Hồng Thái (A Lưới) và Nguyễn Hùng, trú tại thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu (Phong Điền) là hai trong nhiều gương điển hình cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho cựu chiến binh ở A LướiCựu chiến binh trên mặt trận mớiĐại hội Thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” lần thứ VII

 Mô hình trồng cây ăn quả vùng gò đồi của ông Nguyễn Hùng, xã Phong Thu, Phong Điền. Ảnh: Hội CCB tỉnh

Đầu tư nuôi cá lồng trên sông A Sáp

“Nhận thấy địa phương có lợi thế từ lòng hồ thủy điện, gia đình tôi đã mạnh dạn vay hơn 50 triệu đồng để đầu tư nuôi cá thả lồng trên sông A Sáp. Thời điểm ban đầu, tôi chỉ thả nuôi 2 lồng cá và trồng gần 1ha cỏ sả để làm thức ăn cho cá. Bằng nỗ lực của bản thân, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tập tính, đặc điểm sinh trưởng của các loại cá, thông qua các đợt tham quan, học tập các mô hình trong và ngoài tỉnh. Tôi còn được trau dồi kỹ thuật nuôi cá, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, phòng bệnh, nên đàn cá lồng trên lòng hồ thủy điện của tôi phát triển rất tốt”, ông Hồ Văn Phúc trò chuyện.

Với điều kiện vùng nuôi tại địa phương, ông Hồ Văn Phúc lựa chọn thả các loại cá trắm cỏ, cá trê, cá rô phi và cá lóc. Theo ông Phúc, đây là những loại cá có giá trị kinh tế cao, lại có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Nhờ cách nuôi cá theo phương pháp truyền thống, sạch, an toàn, sau một thời gian, đàn cá lồng của ông Phúc sinh trưởng, phát triển tốt, được thị thường biết đến.

“Hiện tại, tôi đã mở rộng số lồng nuôi, với 12 lồng cá các loại. Tôi dự kiến, vào thời gian hợp lý, sẽ cải tạo lại lồng nuôi cá và đầu tư thêm thuyền bè để mở rộng thêm dịch vụ du lịch, câu cá, tham quan, ăn uống, vui chơi giải trí... ngay trên bè cá và trải nghiệm, khám phá lòng hồ thủy điện bằng thuyền phục vụ khách du lịch trong và ngoài địa phương khi đến với Hồng Thái”, ông Hồ Văn Phúc chia sẻ.

Qua đó, ông Phúc còn tạo việc làm cho nhiều bà con trong thôn bản nơi ông sinh sống. “Với những lợi thế hiện có của địa phương, tôi hy vọng, thời gian tới sẽ có nhiều hội viên CCB mạnh dạn đầu tư vay vốn phát triển, nhân rộng mô hình nuôi cá lồng, chăn nuôi đàn gia súc có hiệu quả hơn nữa, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần đưa xã Hồng Thái sớm đạt chuẩn nông thôn mới”, ông Hồ Văn Phúc giải bày.

“Với vai trò là Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn A Đâng, ông Hồ Văn Phúc luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động tại địa phương. Bản thân ông Phúc luôn phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Ông Phúc đã cùng các đoàn thể ở địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tích cực làm ăn, tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống hộ gia đình. Ông Phúc là người luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các hộ dân và các hội viên CCB khác trong thôn bản, xã; hỗ trợ các hộ nghèo về kiến thức trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Cấp ủy, chính quyền địa phương sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các hội CCB như ông Phúc phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống”, ông Phạm Minh Cải, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái khẳng định. 

Mô hình “vườn – ao – chuồng” trên vùng đất bạc màu

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, ông Nguyễn Hùng được kết nạp vào Hội CCB thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu. Quá trình canh tác đất lâm nghiệp, nhận thấy vùng đất nơi mình đang sinh sống đủ điều kiện mở trang trại theo mô hình “vườn – ao – chuồng” (VAC); sau thời gian kiên trì, chịu khó, ông Hùng đã biến 5ha đất cằn cỗi, bạc màu thành một trang trại khép kín. Với phương châm “lấy ngắn, nuôi dài”, mỗi năm, ông Hùng đã nuôi trên 3 vạn con gà.

 Đầu ra ổn định, mỗi năm trừ mọi chi phí cho, ông Hùng thu nhập trên 150 triệu đồng. Thả nuôi 70 con lợn thịt, 12 con lợn nái để tự cung cấp con giống, tạo nguồn phân bón phục vụ cho vườn cây ăn quả, hàng năm cũng cho ông thu nhập từ 60 triệu đồng. Trồng 3,2ha cây ăn thanh trà, bưởi da xanh, cam, quýt, ổi, hàng năm, ông Hùng thu nhập thêm từ 200 triệu đồng trở lên. Diện tích đất trang trại còn lại khoảng 1,3ha, ông trồng rừng kinh tế cho thu nhập ổn định.

"Tận dụng nguồn nước tưới cho vườn cây ăn quả, tôi đã mở rộng thêm diện tích chăn nuôi và thả cá theo thời vụ. Hàng năm cho tôi thêm thu nhập, bình quân khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, tổng thu nhập từ các loại hình hàng năm đã cho tôi khoảng 430 triệu đồng”, ông Nguyễn Hùng chia sẻ.

“Bản thân ông Hùng vinh dự được chính quyền địa phương xã, huyện, tỉnh và các cấp Hội CCB tặng thưởng nhiếu bằng khen và giấy khen. Năm 2023, ông Nguyễn Hùng vinh dự được Ban Chấp hành Hội CCB tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào thi đua “CCB gương mẫu”. Trong các năm 2020, 2022 và 2023, ông Nguyễn Hùng đạt danh hiệu “Hội viên CCB sản xuất, kinh doanh giỏi””, ông Lê Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội CCB tỉnh khẳng định.

PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà: Thành lập Hội Cựu chiến binh liên cơ quan

Ngày 5/12, Hội Cựu chiến binh (CCB) TX. Hương Trà tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam, đồng thời, công bố thành lập Hội CCB Liên cơ quan Thị ủy & Mặt trận đoàn thể.

Hương Trà Thành lập Hội Cựu chiến binh liên cơ quan
“Quả ngọt” từ trảng cát

Với tư duy làm nông nghiệp kiểu mới và đôi bàn tay cần cù, chịu khó, ông Phan Lai Đức, hội viên Hội Người cao tuổi tại xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) đã biến vùng cát trắng thành trang trại trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ với doanh thu tiền tỷ.

“Quả ngọt” từ trảng cát
Khi người dân vươn lên thoát nghèo

Khi người dân phát huy được vai trò chủ thể, họ vượt qua được khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Vang giảm đáng kể so với đầu năm nay.

Khi người dân vươn lên thoát nghèo
Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo

Trong phong trào “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu giai đoạn 2019 – 2024”, Hội CCB huyện Nam Đông đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo
Return to top