ClockThứ Tư, 05/08/2020 14:53

Nỗ lực phòng “hỏa”

TTH - Dù công tác phòng, chống được sự quan tâm từ chính quyền địa phương và ngành chức năng nhưng trong thực tế, tình trạng cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp.

Phòng cháy, chữa cháy ở khu công nghiệp: Nhiều bất cậpCháy rừng thông tại Nghĩa trang TP. Huế

Thường xuyên diễn tập PCCC là  trong những giải pháp quan trọng

Thống kê của ngành chức năng cho thấy, hầu hết các vụ cháy thời gian qua chủ yếu xảy ra ở 2 lĩnh vực: Cháy trong dân cư và cháy rừng.

Nguyên nhân cháy được xác định, do sự cố hệ thống, thiết bị điện và bất cẩn trong sử dụng lửa. Vụ cháy mới đây xảy ra tại nhà ở kết hợp với kinh doanh hàng tạp hóa ở địa chỉ 17B Nguyễn Lộ Trạch, phường Xuân Phú, TP. Huế, thiệt hại ước tính hơn 1 tỷ đồng là điển hình.

Thượng tá Phan Thanh Phong, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng đã chủ động trong công tác phòng ngừa cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng…Tuy nhiên, tình hình cháy tại khu vực dân cư, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn.

Thời điểm xảy ra cháy thường vào đêm khuya hoặc giờ nghỉ trưa nên quá trình phát hiện chậm, không dập tắt kịp thời để bùng phát cháy lớn. Từ tháng 1/2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 130 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản ước tính hơn 42 tỷ đồng và hơn 184 ha rừng.

Trong thực tế, nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ vẫn còn hiện hữu. Đó là, tình trạng các trường học, chợ, trụ sở chính quyền cấp xã còn tồn tại nhiều thiếu sót, không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC. Các cơ sở phế liệu, các hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh nằm xen kẽ trong khu dân cư vẫn còn tồn tại và tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ rất cao.

Bên cạnh đó, hệ thống đường dây điện, cáp viễn thông lắp đặt không đảm bảo quy định, gây nguy cơ cháy, nổ cao và làm cản trở lối tiếp cận của xe PCCC của lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ. Vấn đề này đã được cơ quan PCCC nhiều lần kiến nghị, nhưng chưa được chính quyền, các sở, ngành liên quan khắc phục dứt điểm. Mặt khác, sự phối hợp giữa các lực lượng chủ công như công an, quân đội, điện lực, y tế…và chính quyền địa phương trong công tác PCCC và CNCH vẫn chưa đồng bộ...

Tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03/CT – UBND tỉnh, ngày 9/1/2019 về công tác PCCC và CNCH được tổ chức ngày 23/7 vừa qua, nhiều ý kiến khẳng định, một trong những biện pháp được cho tối ưu nhất hiện nay là tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCC.

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu khẩn trương thành lập các đoàn liên ngành để rà soát, kiểm tra công tác PCCC tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các chợ có nguy cơ cháy nổ cao nằm trong khu dân cư. Nếu vi phạm về PCCC phải đình chỉ hoặc tạm đình chỉ để khắc phục nhằm ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ. Chủ động lực lượng, phương tiện ứng trực 24/24 giờ, tuần tra ở những khu vực nguy cơ cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao và thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong công tác chữa cháy rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các đơn vị cần tập trung tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH gắn với phong trò bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cộng đồng doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc, đầy đủ quy định của pháp luật về PCCC và CNCH; quán triệt thật tốt phương châm “An toàn để sản xuất và sản xuất phải đảm bảo an toàn”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em

Chiều 27/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Tổ chức Blue Dragon International (Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh) tổ chức hội nghị trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, triển khai các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và công tác phòng, chống mua bán người giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Hà Giang. Tham dự có bà Skye - Đồng Giám đốc Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh và lãnh đạo một số ban, ngành của hai tỉnh: Thừa Thiên Huế và Hà Giang. ​

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em
Return to top