ClockChủ Nhật, 27/09/2015 16:38

Nỗi lo an toàn giao thông đầu năm học

TTH - Học sinh đi xe máy đến trường, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi xe dàn hàng 3-4 trên đường, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định… là những lỗi vi phạm thường gặp. Bao giờ cũng vậy, mối lo về an toàn giao thông (ATGT) đầu năm học đối với học sinh được đặt ra cho cả gia đình, nhà trường và cơ quan chức năng.
Lực lượng CSGT tiến hành thu giữ xe đạp điện của học sinh không chấp hành Luật Giao thông đường bộ

Vi phạm nhiều, xử lý ít  

Ngay những ngày đầu năm học mới 2015-2016, vụ tai nạn giao thông làm một học sinh đi xe đạp điện tử vong tại chỗ là hồi chuông cảnh báo và đáng lưu tâm. Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 7/9, trên đường Lý Thái Tổ (phường An Hòa, TP Huế), anh Nguyễn Văn Th. (21 tuổi, trú Phú Mỹ, Phú Vang) điều khiển ô tô tải đi trên đường Lý Thái Tổ theo hướng Huế - Hương Trà. Khi đến cột điện số 79 đã va chạm với xe đạp điện do em Lê V. H. (17 tuổi, trú đường Đặng Tất, TP Huế, học sinh Trường THPT Đặng Huy Trứ) điều khiển cùng chiều làm em H. tử vong tại chỗ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là em H. điều khiển xe đạp điện chạy song song với 1 người bạn bị móc tay lái ngã ra đường thì bị xe tải tông. Theo thống kê của Công an TP Huế 9 tháng đầu năm 2015, đã có hơn 10 vụ tai nạn giao thông xảy ra với học sinh đi xe đạp điện, người nhẹ thì mang thương tật và có em không có cơ hội để trở lại trường lớp. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của các em rất kém.   
Có mặt tại một số cổng trường, rất dễ bắt gặp hình ảnh nhiều em học sinh đi xe đạp điện đến trường không đội mũ bảo hiểm, chở 3, lạng lách rất nguy hiểm. Cá biệt, ở một số trường xuất hiện học sinh chưa có bằng lái đi xe máy đến trường. Một học sinh cho biết, vẫn biết không đội mũ bảo hiêm khi đi xe đạp điện là vi phạm nhưng khi đến lớp giữ mũ rất bất tiện, không có chỗ treo. Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện không cần giấy phép lái xe nên loại phương tiện này đang là sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình cho con em sử dụng đến trường. Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo, xe đạp điện lưu thông với tốc độ cao trên 40-50 km/h không đảm bảo an toàn. Sẽ rất nguy hiểm khi người điều khiển chỉ nhận thức loại phương tiện này như loại xe đạp bình thường, cộng thêm ý thức chấp hành các quy định về ATGT kém. Hơn nữa, người điều khiển phương tiện lại là học sinh, khi ngồi lên xe là phóng nhanh, không đội mủ bảo hiểm, vượt tín hiệu đèn đỏ, qua đường thiếu quan sát... rất nguy hiểm, dẫn đến va chạm, gây tai nạn giao thông.
Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội phó Đội CSGT Công an TP Huế cho biết, nhằm thiết lập lại trật tự ATGT, ngay từ đầu năm học, Ban chỉ huy Công an TP Huế chỉ đạo lực lượng CSGT, cảnh sát trật tự - cơ động phối hợp với công an các phường đồng loạt triển khai, tổ chức điều hòa giao thông, tuần tra khép kín trên địa bàn vào các giờ cao điểm, tại các giao lộ có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn. Tập trung xử lý nghiêm đối với các em học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
 
 
9 tháng đầu năm 2015, Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Huế đã kiểm tra xử lý gần 1.000 trường hợp, tạm giữ 500 lượt phương tiện xe máy điện, xe đạp điện vi phạm an toàn giao thông đường bộ. Riêng 20 ngày đầu năm học đã xử lý hơn 200 trường hợp học sinh vi phạm.
Nâng cao ý thức cho học sinh
Cô Trần Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế cho biết, trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, nhà trường đều tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở học sinh về quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và tuân thủ các quy tắc khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, để giám sát việc đi xe đạp điện, nhà trường đã giao cho tổ bảo vệ theo dõi ngay tại cổng trường. Những trường hợp học sinh không chấp hành sẽ nhắc nhở. Nếu vi phạm đến lần thứ 2 thì sẽ nêu tên trước lớp, đến lần thứ 3 thì nêu tên trước toàn trường, gửi thông báo về cho gia đình... 
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, Đội CSGT, công an các phường phối hợp với lãnh đạo các trường tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho học sinh; tình hình trật tự ATGT trên địa bàn thành phố, các quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông, lỗi thường xảy ra tai nạn giao thông trong học sinh. Lồng ghép trong buổi tuyên truyền, các em được xem hình ảnh những vụ tai nạn gây chết người do vi phạm các quy định về ATGT gây ra. Đồng thời, tổ chức ký cam kết với gia đình và học sinh, sinh viên về việc chấp hành quy định ATGT. Cùng với đó, tiến hành mở các đợt tuần tra, kiểm soát chuyên đề, tập trung nhắc nhở và kiên quyết xử lý các trường hợp học sinh đi xe máy, đi xe đạp điện - xe điện không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, chở 3...
Vấn đề ATGT cho học sinh là vấn đề hệ trọng, liên quan đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Về lâu dài, các trường học cần có tổ tự quản để kịp thời nhắc nhở phụ huynh, học sinh chấp hành các quy định về ATGT cũng như điều tiết, sắp xếp khu vực dừng, đỗ xe hợp lý, tránh ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm; các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ và tự giác chấp hành để làm gương. Như vậy mới tác động mạnh mẽ vào ý thức của học sinh, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Thái Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Return to top