ClockThứ Ba, 27/02/2018 06:41

Cảnh giác với chiêu lừa đảo bằng công nghệ cao

TTH - Gọi điện thông báo trúng thưởng, giả danh cán bộ viễn thông, công an để báo nợ cước viễn thông, yêu cầu đóng tiền phục vụ điều tra... là những phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo các cá nhân, đơn vị đã bị lực lượng chức năng Công an tỉnh bắt giữ, xử lý nghiêm trước pháp luật.

Cảnh báo thủ đoạn sử dụng công nghệ cao lừa đảoGiả danh cảnh sát phòng cháy, chữa cháy để lừa đảo

 Lương Đài Luân (bên trái), quê Quảng Trị chiếm dụng tài khoản facebook của người khác để tống tiền bị lực lượng cơ quan công an bắt giữ

Đại úy Hoàng Tiến Dũng, Đội trưởng Đội Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh cho biết: “Bằng các biện pháp nghiệp vụ, thời gian qua, nhất là trong năm 2017, lực lượng Công an tỉnh và các địa phương đã kịp thời phát hiện, triệt phá nhiều đối tượng, nhóm đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo”.

Một trong những vụ án lớn, mang đậm dấu ấn của các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh là vụ bắt nhóm người mang quốc tịch Đài Loan và Việt Nam giả danh lực lượng công an để lừa đảo bằng công nghệ cao. Khi bị bắt, 9 đối tượng (trong đó, có 4 người mang quốc tịch Đài Loan và 5 người Việt) không ngờ mình bị bắt nhanh như vậy.

Theo lời khai của các đối tượng, chúng đã sử dụng công nghệ cao hết sức tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, các đối tượng giả danh công an gọi điện đến các bị hại thông báo có liên quan đến vụ án ma túy, tham nhũng và có số tiền không minh bạch trong tài khoản ngân hàng, nên cùng với những lời đe dọa, chúng yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra. Khi được chuyển tiền đến tài khoản, các đối tượng phân chia nhau đến ngân hàng rút tiền mặt. Một ngày cuối năm 2017, khi bọn chúng đến Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế làm thủ tục rút hơn 355 triệu đồng thì bị lực lượng công an ập đến bắt giữ.

Thượng tá Mai Văn Toàn, Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh cho biết, đó chỉ là một trong nhiều vụ việc lừa đảo bằng công nghệ cao mà lực lượng công an tỉnh bắt giữ. Đáng chú ý, chúng còn đóng vai là người nước ngoài để kết bạn với nhiều người qua mạng xã hội rồi lừa gửi quà về nhưng bị nhân viên hải quan, thuế tạm giữ. Để nhận được quà, cần phải chuyển cho chúng một khoản tiền... Ngoài ra, thông qua mạng xã hội facebook, nhất là của những người thân, bạn bè, các đối tượng đã lợi dụng để nhờ chuyển tiền hoặc nạp card điện thoại hay gọi điện thoại thông báo trúng thưởng hoặc trúng thưởng qua mạng xã hội, website rồi yêu cầu phải đóng phí, thuế để nhận thưởng... Bằng các thủ đoạn này, một số cá nhân, tổ chức bị lừa đảo với số tiền lớn.

Một số vụ việc điển hình mà tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo đã bị lực lượng công an bắt, xử lý trong năm 2017. Đáng chú ý là vụ 1 đối tượng tự xưng là công an điện thoại lừa chuyển 100 triệu đồng của bà T.T.H, trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế; vụ giả danh người nước ngoài quen qua facebook lừa đảo chiếm đoạt của bà T. N. T. T trú phường Hương Sơ, TP. Huế với số tài sản lớn. Công an TP. Huế cũng đã bắt giữ 9 đối tượng sử dụng facebook để lừa đảo bán tiền giả, trúng thưởng; vụ đối tượng Lương Đài Luân quê Quảng Trị chiếm dụng tài khoản facebook của người khác để tống tiền...

Quá trình bám, nắm tình hình của lực lượng công an cho thấy, đặc điểm tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo là địa bàn hoạt động rộng, các đối tượng ngồi một chỗ vẫn có thể gây án ở các địa bàn khác nhau. Việc gây án thường bằng các thao tác trên máy tính, thiết bị số, mạng internet nên khó phát hiện. Dấu vết tội phạm để lại dưới dạng chứng cứ điện tử lưu giữ trên hệ thống tổng đài, máy chủ, mạng internet... nên việc thu thập tài liệu phải phối hợp với nhiều đơn vị chức năng, ít nhiều gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh.

“Dự báo thời gian tới, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, ngoài sự tham gia của các lực lượng chức năng, phía người dân và các tổ chức cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác với loại hình tội phạm này. Nếu phát hiện có đối tượng nghi vấn, cần nhanh chóng bí mật báo cho lực lượng công an để điều tra, xử lý nghiêm trước pháp luật”, Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh lưu ý.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

Theo dự báo từ Công an TP. Huế, tình trạng trộm cắp tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Qua đó, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng, tránh để tự bảo vệ tài sản.

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top