ClockThứ Tư, 12/08/2015 18:32

Đề xuất xử phạt 170 triệu đồng 2 cơ sở bơm tạp chất vào tôm

TTH.VN - Ngày 12/8, Đại tá Nguyễn Thành Luân, Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đang đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh thủy sản, mỗi cơ sở 85 triệu đồng vì hành vi bơm tạp chất vào tôm.

Ngoài số tiền phạt trên, hình thức phạt bổ sung là tiêu hủy số tôm đã bị bơm bột thạch rau câu. Cơ quan chức năng xác định, mặc dầu chất bột agar được bơm vào tôm không độc hại, nhưng hành vi này của các chủ cơ sở kinh doanh hải sản là hành vi gian lận thương mại (tăng trọng lượng), làm giảm chất lượng tôm, đánh lừa người tiêu dùng. 

Công an bắt quả tang các nhân viên đang bơm tạp chất vào tôm
 
Như baothuathienhue.vn đã thông tin, ngày 26/7, sau một thời gian theo dõi, lực lượng của đơn vị đã đột kích bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh thủy sản đang thực hiện hành vi bơm tạp chấp lạ vào tôm sú chết nhằm tăng trọng bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới.
 
Các cơ sở kinh doanh thủy sản bị lực lượng cảnh sát môi trường Công an Thừa Thiên Huế phát hiện bắt quả tang nhân viên đang dùng kim tiêm bơm tạp chất lạ vào tôm nhằm tăng trọng bán kiếm lời là cơ sở kinh doanh thủy sản Thân Huệ (tại địa chỉ 268 Kinh Dương Vương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) do ông Lê Văn Thân (47 tuổi) làm chủ và cơ sở kinh doanh thủy sản Hồng Dung (tại 169 Kinh Dương Vương, thị trấn Thuận An) do ông Võ Mạnh Hùng (45 tuổi) làm chủ.
 
Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm: 150 kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm. Theo kết quả điều tra ban đầu, 2 cơ sở kinh doanh này hoạt động từ năm 2012 đến nay, thường xuyên nhập tôm sú chết, rồi bơm chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng để bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu lợi nhuận bất chính.
 
Theo Đại tá Nguyễn Thành Luân, việc bơm tạp chất vào tôm nói trên thực chất là bơm bột agar (bột thạch rau câu) vào tôm sú để biến những con tôm đông lạnh màu nhợt nhạt, hư hỏng thành con tôm có màu tươi sống và tăng được trọng lượng.
Thái Sơn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận
12 năm tù đối với giám đốc và kế toán trưởng tham ô tài sản

Ngày 21/11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên án đối với hai bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú tại phường Tây Lộc, TP. Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú tại phường Vĩnh Ninh, TP. Huế) trong vụ án “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

12 năm tù đối với giám đốc và kế toán trưởng tham ô tài sản
Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước

Ngày 21/11, Thượng tá Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Công an huyện Quảng Điền cho biết, lực lượng Công an huyện đã kịp thời ứng cứu 3 người trong 1 gia đình bị đuối nước tại xã Quảng Vinh.

Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
Return to top