ClockThứ Bảy, 04/06/2022 16:51

Đưa dầu khí trở thành ngành kinh tế biển quan trọng

TTH.VN - Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về năng lượng…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về triển khai gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hộiNgày 3/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận một số dự án Luật quan trọngNgày 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiGiám sát tốt thị trường chứng khoán, kiểm soát việc thổi giá đất, tạo niềm tin của nhân dânNgày 1/6, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

ĐBQH Lê Hoài Trung cho rằng cần có nhiều hỗ trợ hơn nữa cho ngành dầu khí. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 11 Chương 64 điều. Trong buổi thảo luận tổ, ông Lê Hoài Trung, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định, ngành dầu khí đóng góp lớn và có vai trò nhiều mặt trong phát triển kinh tế. Từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, dầu khí đã có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước.

Trong nhiều năm, dầu khí đóng góp 20-25% GDP, gần đây giảm xuống còn 10-15% GDP. Ngoài ra, hoạt động dầu khí còn đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là nền tảng để thúc đẩy quan hệ quốc tế với các nước lớn. “Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí góp phần khẳng định chủ quyền, quyền tài phán, quyền chủ quyền tại các vùng biển nước ta. Từ những năm 90 đến nay, trải qua nhiều nỗ lực xây dựng, ngành công nghiệp dầu khí của nước ta tương đối hoàn chỉnh”, ĐBQH Lê Hoài Trung cho biết.

Mặc dù vậy, ĐBQH Lê Hoài Trung cũng cho rằng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thăm dò dầu khí cần phải cải thiện. Ngành dầu khí đang đứng trước nhiều khó khăn như, hoạt động ở vùng xa, vùng nhạy cảm; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng trải qua nhiều biến động; biến đổi của tình hình thế giới và các hoạt động năng lượng có nhiều thay đổi nên ngành dầu khí cần được hỗ trợ để theo kịp yêu cầu đổi mới…

ĐBQH Lê Hoài Trung đánh giá cao về Dự án Luật dầu khí (sửa đổi). Theo ông Trung, dự thảo luật đã cụ thể hóa nhiều vấn đề, giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dầu khí. Ngoài ra, dự thảo luật cũng có nhiều hình thức hỗ trợ như, giảm chi phí kinh doanh, tỉ lệ rủi ro trong hoạt động thăm dò dầu khí. “Hiện nay, ngành dầu khí nên tính thêm những hướng đi mới, tận thu các mỏ đã khai thác; tìm những hình thức cạnh tranh bên ngoài, cung cấp các dịch vụ ngoài nước; cần tham gia vào các ngành năng lượng mới dưới nhiều hình thức khác nhau; nâng cao năng lực, pháp lý và các vấn đề liên quan đến quản trị để ngành dầu khí có nhiều thay đổi. Những điều ấy sẽ giúp ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế biển rất quan trọng”, ĐBQH Lê Hoài Trung nêu quan điểm.

Góp ý dự thảo luật, ĐBQH Lê Hoài Trung đề nghị cần cân nhắc đến trường hợp khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, trong đó lưu ý đến mức độ cam kết của Nhà nước đối với các hợp đồng và hệ lụy về mặt pháp lý quốc tế khi xảy ra tranh chấp.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Liên quan đến Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cũng nêu nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo luật. Bà Sửu đề nghị bổ sung, giải thích nghĩa của cụm từ “vùng an toàn dầu khí” quy định ở khoản 3, Điều 7. “Trong dự thảo luật, cụm từ này không có quy định về giải thích từ ngữ nên tôi cho rằng chuyển khoản 3, Điều 7 vào giải thích từ ngữ ở Điều 3 sẽ phù hợp. Đồng thời, đề nghị bổ sung khái niệm “tài nguyên dầu khí”, bà Sửu nói.

Ở Điều 4 áp dụng Luật dầu khí, các luật có liên quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế, tại khoản 3, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu cũng đề nghị bỏ từ “cơ bản” trong cụm ngữ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” để thể hiện tính tổng thể, chủ thể và độc lập của Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế.

Tại Điều 5 quy định chính sách của nhà nước về dầu khí và Điều 47 quy định về chính sách ưu đãi, theo ĐBQH Nguyễn Thị Sửu cần gộp nội dung 2 điều này thành 1 điều, đó là  chính sách của nhà nước về dầu khí. Đồng thời bà Sửu cũng đề nghị nên có một điều riêng dành cho những nội dung chính phủ quy định và Thủ tướng chính phủ quy định.

Thọ Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top