ClockThứ Hai, 23/08/2021 15:04

Đừng để bị lừa

TTH.VN - Thời gian gần đây, trên địa bàn TP. Huế xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức yêu cầu bị hại cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu và mã OTP. Đây là thủ đoạn không mới và đã được các cơ quan chức năng cảnh báo nhưng nhiều bị hại chủ quan, thiếu cảnh giác vẫn bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ.

Tội phạm lừa đảo qua mạng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh viBắt giam 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạngPhá đường dây lừa đảo qua mạng gần 400 tỷ đồng

Bị hại đến trình báo vụ việc bị lừa tại cơ quan công an

Tiền mất, tật mang

Ngày 17/7/2021, chị Nguyễn Thị T. (sinh năm 1992), trú tại phường An Đông bán vé máy bay thông qua mạng xã hội Facebook. Biết chị T. chuyên bán vé máy bay qua mạng, có một tài khoản Facebook liên hệ đặt mua vé. Sau khi thỏa thuận, tài khoản Facebook yêu cầu chị T. cung cấp thông tin tài khoản và mã OTP để đối tượng chuyển thanh toán. Không chút nghi ngờ, chị T. đã cung cấp thông tin và mã OTP tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng. Ngay lập tức, tài khoản của chị T bị trừ 13,5 triệu đồng cho đối tượng đặt mua vé này.

Cùng thủ đoạn tương tự, trước đó, chị Nguyễn Thị Dư B. (sinh năm 2003), trú tại phường Phú Hậu dùng mạng xã hội Facebook đăng tải, phát trực tiếp thông tin bán hàng áo quần. Lúc này, có một tài khoản Facebook đặt mua áo quần và yêu cầu chị B. cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để thanh toán dưới hình thức chuyển khoản.

Để thực hiện ý đồ lừa đảo của mình, tài khoản Facebook đặt mua áo quần chuyển cho chị B. một đường link và hướng dẫn chị nhập thông tin tài khoản ngân hàng để thanh toán. Chị B. đã nhập thông tin tài khoản ngân hàng vào đường link và cung cấp mã OTP cho đối tượng và bị đối tượng chiếm đoạt 5,3 triệu đồng trong tài khoản.

Mới đây, Công an TP. Huế phá thành công chuyên án 321L, bắt giữ Nguyễn Minh V. (sinh năm 1990) và Hoàng Thanh S. (sinh năm 2000) cùng trú tại tỉnh Quảng Trị về hành vi sử dụng thủ đoạn Hack Facebook giả danh người thân của bị hại để nhận tiền từ nước ngoài gửi về. Với thủ đoạn này, 2 đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 3 bị hại với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Thống kê của Công an TP. Huế, từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận 33 đơn của bị hại bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn như 2 vụ việc điển hình trên. Số tiền mà các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt của bị hại là hơn 700 triệu đồng. Hiện, các vụ việc vẫn đang được các lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế xác minh, điều tra, làm rõ, sớm tìm ra các đối tượng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cảnh giác với các chiêu thức 

Trao đổi với các lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế, thông thường một tài khoản ngân hàng điện tử được bảo mật 2 lớp, đó là mật khẩu tài khoản và mã OTP. Nếu các đối tượng xấu nắm được 2 thông tin này sẽ kiểm soát và chiếm được tài khoản của người bị hại. Cơ quan Công an TP. Huế thêm một lần nữa cảnh báo, người dân tuyệt đối không được cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai đặc biệt là mật khẩu và mã OTP.

Ngoài thủ đoạn trên, cơ quan Công an TP. Huế cũng cảnh báo đến người dân một số chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác. Đó là, các đối tượng Hack Facebook, Zalo... nhắn tin cho người thân bị hại để mượn tiền, nhờ nộp card điện thoại.

Đối với thủ đoạn này, khi các tài khoản Facebook, Zalo... nhờ chuyển khoản hoặc nhờ nộp card thì người dân cần gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại gặp trực tiếp để xác minh thông tin trước khi chuyển khoản hoặc nộp card.

Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua cho vay tín dụng, bằng cách các đối tượng kết bạn qua Facebook, Zalo hoặc gọi điện thoại giới thiệu là nhân viên công ty tài chính, ngân hàng cho vay tín dụng lãi suất ưu đãi... yêu cầu bị hại nộp lệ phí làm hồ sơ vay để chiếm đoạt tài sản.

Thực tế cho thấy, cũng có không ít trường hợp các đối tượng giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện thoại thông báo cho bị hại có liên quan đến các vụ án, muốn kiểm chứng không liên quan thì chuyển tiền vào một tài khoản ngân hàng của các đối tượng tự xưng để chiếm đoạt tài sản.

Gửi quà từ nước ngoài về hoặc giữ giúp những tài sản có giá trị lớn cũng là một trong những thủ đoạn thường gặp. Khi bị hại nhận lời, sẽ có cuộc gọi đến bị hại tự xưng là nhân viên hải quan, sân bay... đang tạm giữ quà, hàng hóa gửi về cần phải chuyển tiền phí, tiền bồi dưỡng cho nhân viên hải quan hoặc nhân viên sân bay để được nhận quà, hàng hóa. Sau khi bị hại chuyển tiền thì tiền mất mà không nhận được quà, hàng hóa nào từ nước ngoài gửi về.

“Để phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng Internet, mạng viễn thông, người dân cần thận trọng, nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo mật thông tin cá nhân; phát hiện các đối tượng có biểu hiện sử dụng các thủ đoạn trên thì nhanh chóng báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được kịp thời xử lý”, Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội Công an TP. Huế khuyến cáo.

Bài, ảnh: Phong Quang

 

 

 

         

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên tục bắt giữ các đối tượng tổ chức đánh bạc

Ngày 20/12, Công an TP. Huế cho biết, trong đợt ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã liên tục phối hợp bắt giữ nhiều đối tượng tổ chức đánh bạc.

Liên tục bắt giữ các đối tượng tổ chức đánh bạc
Đánh sập đường dây đánh bạc qua mạng quy mô hơn 27 tỷ đồng

Ngày 18/12, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa ký quyết định thưởng cho tập thể Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Huế số tiền 10 triệu đồng về thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh, triệt xóa địa điểm tổ chức đánh bạc qua mạng với tổng số tiền xác định khoảng hơn 27 tỷ đồng.

Đánh sập đường dây đánh bạc qua mạng quy mô hơn 27 tỷ đồng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top