ClockThứ Ba, 11/12/2018 07:00

Ngăn chặn ma túy “xâm nhập” vùng nông thôn

TTH - Tệ nạn ma túy luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội, thường phát sinh nhiều loại tội phạm khác. Báo động hơn, tệ nạn này đã xâm nhập vào các vùng nông thôn- những nơi trước đây từng là “điểm trắng” về ma túy.

Tuyên chiến với nạn ma túy – bài 2: Ngăn chặn và giáo dụcTuyên chiến với nạn ma túy - Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ

Ma túy “tràn về” vùng nông thôn

Ma túy “tung hoành”

Thời gian gần đây, lực lượng Công an liên tiếp triệt xóa nhiều điểm ma túy ở nông thôn và bắt giữ nhiều đối tượng tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Trong đó, xã Phú Thượng (Phú Vang) là một trong những điểm “nóng” về tội phạm ma túy, khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Dù ở TP. Đà Nẵng, nhưng Huỳnh Như Tấn Đạt (SN 1993) đã ra Huế và đến thôn Lại Thế, xã Phú Thường để thuê nhà trọ với mục đích tàng trữ ma túy. Hành vi của Đạt đã bị lực lượng Công an xã Phú Thượng và huyện Phú Vang kịp thời phát hiện, bắt giữ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Thời điểm bị bắt, Đạt đang tàng trữ trái phép hơn 4g ma túy “đá”.

Cũng tại địa phương này, Công an huyện Phú Vang đã bắt quả tang hai đối tượng Lưu Nguyễn Huy (trú tại TP. Huế) và Đỗ Thị Mỹ Hạnh (trú tại tỉnh Quảng Nam) tàng trữ trái phép ma túy “đá”. Ông Phạm Văn Tư, người dân thôn Ngọc Anh, xã Phú Thượng (Phú Vang) lo lắng: “Đối tượng nghiện, mua bán, tàng trữ trái phép ma túy đến đây ngày càng nhiều. Người dân rất bức xúc, không dám đi vào các chỗ vắng người vì sợ đạp phải kim tiêm và những liên lụy”.

Không chỉ xảy ra tại địa bàn Phú Vang, tại các địa phương khác như thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, A Lưới… tội phạm và tệ nạn ma túy cũng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Lâu nay, địa bàn A Lưới chưa xảy ra đối tượng liên quan đến ma túy, thì nay huyện này có người nghiện và sử dụng ma túy trái phép.

Sử dụng đồng bộ các giải pháp

Năm 2018, số vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đã bị phát hiện, xử lý xảy ra ở vùng nông thôn là 29 vụ (tăng so với năm 2017). Số người nghiện và sử dụng ma túy trái phép ở vùng nông thôn là 419 người (chiếm gần 40%) trong tổng số người nghiện và sử dụng ma túy trái phép trên địa bàn tỉnh.

Theo phân tích, nguyên nhân làm gia tăng tội phạm, tệ nạn ma túy ở nông thôn một phần do một bộ phận thanh thiếu niên đi làm ăn xa khi trở về địa phương đã nghiện ma túy, nhiều công nhân bị nghiện thuê phòng trọ tại nông thôn; một phần, do các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên với tâm lý đua đòi, thích tìm cảm giác mạnh, mới lạ lại thiếu sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình nên dễ sa ngã, sa vào con đường nghiện ngập. Ngoài ra, do địa bàn nông thôn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, khó bị phát hiện, nên các đối tượng “dạt” về đây để hút chích, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.

Để góp phần kiềm chế tội phạm và tệ nạn ma túy ở vùng nông thôn nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh nói chung, Công an tỉnh đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ thu thập thông tin, tài liệu, nắm chắc quy luật hoạt động, vai trò của các đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội, biểu hiện nghi vấn liên quan đến ma túy để đưa vào quản lý...

Toàn tỉnh đã áp dụng các biện pháp quản lý theo Nghị định 221, 111 của Chính phủ. Theo đó, có 231 trường hợp điều trị methadone, Thượng tá Lê Hữu Phước, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh cho biết.

Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh khẳng định, để hạn chế những hệ lụy nguy hiểm từ việc sử dụng trái phép chất ma túy, ngoài việc tập trung đẩy mạnh công tác đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán trái phép chất ma túy, công an các đơn vị, địa phương còn kết hợp tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền tác hại của việc sử dụng trái phép chất ma túy, phối hợp thực hiện tốt công tác hướng dẫn và quản lý sau cai nghiện để nâng cao hiệu quả phòng ngừa.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc
Gần 100 người lao động được truyền thông về phòng, chống ma túy

Ngày 18/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền phối hợp với Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh tổ chức buổi truyền thông về phòng, chống ma tuý, tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong đoàn viên người lao động. Tham dự buổi truyền thông có gần 100 đoàn viên, người lao động của các công đoàn cơ sở trực thuộc.

Gần 100 người lao động được truyền thông về phòng, chống ma túy
Không có bằng lái, sử dụng ma túy, điều khiển ô tô gây tai nạn làm 5 người chết, bị thương

Sau thời gian dài nghị án, Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên án phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo Phạm Văn Quang về tội “Vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ” và “Cố ý gây thương tích”, Ngô Đức Thường (cùng SN 1994, cùng trú phường Phú Thượng, TP. Huế) về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Không có bằng lái, sử dụng ma túy, điều khiển ô tô gây tai nạn làm 5 người chết, bị thương
Return to top