ClockThứ Sáu, 09/11/2018 05:30

“Ngày Pháp luật” đã hiện diện trong đời sống

TTH - Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11 hàng năm) kể từ khi ra đời đến nay đã được hơn 5 năm, là hoạt động có ý nghĩa trong đời sống xã hội.

Phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Khẩu hiệu được treo nơi công cộng Nhân ngày Pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp pháp của người dân. Ảnh: Phan Thành

Ý thức chấp pháp được nâng lên

Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Ngày pháp luật 9/11 là chị Mai Thị Hòa, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã VinhThanh, huyện Phú Vang lại tất bật chuẩn bị các hoạt động sinh hoạt pháp luật cho bà con ở địa phương và khu dân cư. Từ các hoạt động mang tính truyền thông, cổ động, như in ấn băng rôn, pa nô, áp phích, các khẩu hiệu hưởng ứng Ngày pháp luật treo tại các địa điểm nhằm khích lệ tinh thần của mọi người dân trong thực hiện pháp luật, lan tỏa phong trào “người người, nhà nhà đều tuân thủ pháp luật”.

Chị Hòa cũng vừa tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề về pháp luật do các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức, vừa trực tiếp tham mưu tổ chức sinh hoạt pháp luật tại cơ quan; đồng thời, hướng dẫn cho các thôn lồng ghép sinh hoạt nội dung pháp luật qua các cuộc họp dân ở cơ sở. Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức và ý thức cao trong chấp hành pháp luật.

Ngày Pháp luật là một trong những điểm nhấn quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua 5 năm triển khai, hoạt động này đã góp phần thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Ngoài hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, các tổ chức chính trị nghề nghiệp (Hội Luật gia, Đoàn Luật sư) tham gia tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân nhân dịp này. Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể cũng chú trọng Ngày pháp luật, xem đây là hoạt động không thể thiếu để thông tin, tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, hội viên, Nhân dân. Nhiều đơn vị không chỉ tổ chức Ngày Pháp luật định kỳ vào ngày 9/11 mà còn nhân rộng ra hàng quý, hàng tháng. Điển hình như Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thường 2 tháng tổ chức Ngày pháp luật 1 lần nhằm thông tin các vấn đề thời sự trong tỉnh, trong nước, các chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ, đoàn viên, người lao động. Ngày 31/10 vừa qua, LĐLĐ tỉnh tổ chức Ngày Pháp luật lần thứ 4 để phổ biến các chính sách bảo hiểm xã hội mới. Không chỉ thông tin một chiều, Ngày Pháp luật còn là cơ hội để cán bộ, đoàn viên, người lao động được trao đổi, giải đáp những nội dung đáng quan tâm, từ đó giúp triển khai, thực hiện các quy định pháp luật một cách hiệu quả.

Trước đây, có đơn vị còn chưa coi trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xem đây là nhiệm vụ của cơ quan chuyên ngành; một bộ phận cán bộ, Nhân dân bị động trong việc tìm hiểu và chấp hành pháp luật, “đụng đâu hỏi đó, cần gì thì nhờ vả”, thì đến nay, nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được củng cố, khẳng định. Cán bộ và Nhân dân bước đầu có ý thức chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, học tập pháp luật, áp dụng pháp luật vào cuộc sống một cách tích cực, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật được nâng lên.

Để “Ngày Pháp luật” đi vào chiều sâu

Ông Đào Chuẩn, Giám đốc Sở Tư pháp cho hay: “Ngày Pháp luật tác động trực quan vào nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tuy nhiên, để tác động này trở nên sâu sắc, thấm nhuần, trở thành động lực để mỗi người không ngừng phấn đấu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật một cách chủ động, chấp hành nghiêm pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật thì vẫn còn khoảng cách. Với góc độ quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp định hình một số giải pháp trọng tâm để tiến đến mục tiêu đưa hiệu ứng Ngày Pháp luật đi vào chiều sâu, không chỉ tác động một cách trực quan mà còn định hướng điều chỉnh hành vi của mỗi người, phải luôn chấp hành nghiêm pháp luật”.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vẫn còn bộ phận không nhỏ cán bộ, người dân có hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí có lúc, có nơi tính chất, mức độ hành vi có chiều hướng diễn biến phức tạp, nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật của một số cán bộ, người dân chưa cao, cố ý vi phạm pháp luật; xuất hiện tình trạng “nhờn luật” do việc thực thi pháp luật chưa nghiêm; một số nơi, đời sống của bà con còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, không có điều kiện để quan tâm, tìm hiểu về pháp luật...

Trước những vấn đề đặt ra, nội dung và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật cần góp phần giải quyết khó khăn, giúp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vượt qua “rào cản” để tiếp tục đi lên. Trong đó, chú trọng tôn vinh gương người tốt, việc tốt trong công tác thực thi pháp luật, chấp hành pháp luật; thực hiện các thủ tục hành chính bảo đảm quy định, yêu cầu về đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, rút ngắn thời gian giải quyết; hỗ trợ các vùng khó khăn triển khai tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật...

Bài, ảnh: Hải Huế - Nguyễn Đào

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường; đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

TIN MỚI

Bếp từ Lorca nhập khẩu
Return to top