ClockThứ Bảy, 14/11/2020 15:24

Phòng ngừa tội phạm tuổi vị thành niên

TTH - Nếu như trước đây, trẻ vị thành niên chủ yếu phạm vào các tội danh như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng… thì nay đã phạm vào nhiều loại tội danh khác nhau, nhiều tội phạm rất nghiêm trọng, có tính chất phức tạp như giết người, cố ý gây thương tích, cướp tài sản, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy…

Nên giữ nguyên quy định về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên

Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hơn 220 vụ với gần 340 đối tượng trẻ vị thành niên phạm tội; trong đó có các vụ án đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.

Trong hầu hết các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do số thanh thiếu niên gây ra, phần lớn là bộc phát nhất thời, hiếu thắng, thiếu hiểu biết, nhưng hành vi thì rất liều lĩnh, táo bạo, hung hãn, sẵn sàng tước đi tính mạng của người khác, bất chấp hậu quả. Điều đáng lo ngại, nhiều trẻ vị thành niên do không có sự quản lý của gia đình đã bỏ học, không có việc làm nên thường tụ tập thành băng, nhóm ăn chơi lêu lổng và điều rất nguy hiểm là các đối tượng này thường mang theo hung khí nên khi xảy ra va chạm, xích mích rất dễ dẫn đến gây án.

Điển hình như vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tối 11/8/2020 tại thị xã Hương Thủy, nạn nhân là em T., còn nhóm đối tượng gây án là Phan Minh Hiếu, Trần Văn Tuấn, Võ Nguyễn Duy Sơn (cùng trú tại huyện Phú Vang), Lê Bá Minh Trí (trú tại thị xã Hương Thủy); tất cả đều từ 16-17 tuổi. Nguyên nhân chỉ vì nhóm Hiếu cho rằng T. đã nhìn đểu mình nên dùng mã tấu mang theo chém nhiều nhát vào đầu, tay gây thương tích nặng.

Một nguyên nhân khác là do không có tiền để thỏa mãn tiêu xài, trong khi đó bản thân lại không làm ra tiền nên nảy sinh trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản.

Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: Từ thực tiễn công tác điều tra, có thể nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là do sự thiếu hiểu biết pháp luật, lệch lạc về nhận thức các vấn đề xã hội; sự quản lý lỏng lẻo cũng như những ảnh hưởng tiêu cực về phía gia đình do người thân: thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống; gia đình không hòa thuận, không tôn trọng lẫn nhau, một số thành viên trong gia đình sống buông thả, rượu chè, cờ bạc, thậm chí phạm tội đã tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của thanh, thiếu niên...

Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật thì chúng ta phải làm tốt ngay từ công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luât và lực lượng công an phải là lực lượng chủ công, nòng cốt, chủ động nắm tình hình, thực trạng vi phạm pháp luật lứa tuổi vị thành niên để từ đó phân tích, rút ra các nguyên nhân, điều kiện cũng như các vụ án, vụ việc điển hình, hệ thống hóa lại các hành vi vi phạm từ đó có biện pháp răn đe, giáo dục chung trong cộng đồng”.

HN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm

Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an tỉnh được Ban Giám đốc Công an tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu trong đấu tranh, trấn áp tội phạm, góp phần giữ vững sự bình yên cuộc sống người dân.

Chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm
Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm

Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an TP. Huế, dự báo những tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật do người dân thường có tâm lý chủ quan và lo toan làm ăn, buôn bán dịp lễ, tết.

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm
Phòng ngừa bạo lực học đường

Ngày 4/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên. Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Phòng ngừa bạo lực học đường

TIN MỚI

Return to top