ClockThứ Hai, 03/10/2022 19:16

Quảng Điền ra mắt “Tổ liên gia an toàn, hỗ trợ PCCC và cứu nạn cứu hộ” đầu tiên

TTH.VN - Chiều 3/10, UBND Thị trấn Sịa (Quảng Điền) ra mắt mô hình "Tổ liên gia an toàn, hỗ trợ PCCC và cứu nạn cứu hộ” tại tổ dân phố Vĩnh Hoà. Đây là địa phương đầu tiên trên địa bàn huyện ra mắt mô hình này.

Mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và CNCH” tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, thị trấn Sịa được thành lập gồm 2 tổ, mỗi tổ 12 người.

Nhiệm vụ của Tổ bao gồm triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định về PCCC và CNCH; nắm tình hình liên quan đến công tác PCCC, CNCH, kịp thời phản ánh với chính quyền địa phương và công an xã để kịp thời xử lý; tuyên truyền, vận động các thành viên hộ gia đình thuộc Tổ liên gia tự giác chấp hành các quy định pháp luật về PCCC và CNCH, tích cực tham gia mô hình; tổ chức lực lượng, phương tiện PCCC tại chỗ, tổ chức chữa cháy và CNCH khi có cháy nổ, sự cố xảy ra trong khu vực…

Mô hình “Tổ Liên gia an toàn PCCC và CNCH” ra đời nhằm phát huy tối đa lực lượng chữa cháy ngay từ khi vụ cháy mới xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ", trong đó coi trọng những lực lượng có mặt nhanh nhất với phương châm: Lực lượng ở trong dân, phương tiện ở trong dân, hậu cần ở trong dân và chỉ huy ở trong dân.

Tại mỗi hộ gia đình được trang bị 1 bình chữa cháy xách tay và 1 dụng cụ phá dỡ, như: xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu... các phương tiện để ở nơi dễ thấy, dễ lấy, đồng thời, lắp đặt kẻng báo cháy để có thể báo động các hộ gia đình trong tổ hỗ trợ tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài ra, các thành viên còn cài đặt và sử dụng thành thạo ứng dụng báo cháy 114.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

TIN MỚI

Return to top