ClockThứ Tư, 11/04/2018 07:15

Phạt cảnh cáo hoặc tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với chủ cây

TTH.VN - Chủ lô hàng đã trình hồ sơ cho cơ quan chức năng về cây cổ thụ còn lại nhưng thủ tục không đầy đủ, chưa chính xác. Do vậy, sau khi xác minh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng.

Chưa biết điểm đến cụ thể của 3 cây cổ thụXác minh tại địa phương nơi khai thác 3 cây đa sộp bị bỏ lại bên đườngXuất hiện người tự xưng là chủ sở hữu cây "khủng"

Tối 10/4, tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, Đội Kiểm lâm đặc nhiệm của Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp- Bộ NN&PTNT) đã vào Đắk Lắk để cùng các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ nguồn gốc cây cổ thụ còn lại đang bị tạm giữ tại phường Phú Bài (TX Hương Thủy).

Lá trên cây cổ thụ bị tạm giữ tại Phú Bài vẫn còn xanh

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, qua xác minh, đơn vị đã trả lại cho chủ hàng là ông Kiều Văn Chương (trú tại huyện Thạch Thất, Hà Nội) 2 cây vì hồ sơ hợp lệ. Riêng cây còn lại, được xác định chở trên xe mang BKS 73C-02880 là không đúng với thực tế hồ sơ ông Chương cung cấp nên đang bị Chi cục Kiểm lâm tỉnh tạm giữ. Đây là 1 trong 3 cây đa sộp bị CSGT tỉnh bắt giữ vào ngày 30/3 vì chở quá khổ, quá tải.

Theo ông Tuấn, cây cổ thụ này được khai thác ở xã khác chứ không phải tại xã Ea Hồ (huyện Krông Năng) như thông tin hồ sơ của chủ hàng cung cấp trước đây. Nguồn gốc xuất phát cây đa sộp này nằm ở một xã khác, cạnh bên Ea Hồ.

Ông Tuấn khẳng định, chủ lô hàng đã trình hồ sơ cho cơ quan chức năng về cây cổ thụ còn lại nhưng thủ tục không đầy đủ, chưa chính xác. Vì vậy, sau khi xác minh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng là ông Kiều Văn Chương theo khoản 1, điểm b, điều 24, Nghị định 157 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 

Một trong những cây cổ thụ bị giữ để hạ tải

Theo điều khoản này, chủ lâm sản khai thác, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. Mức phạt áp dụng theo điều khoản này là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

Trước đó, Đại tá Phan Văn Minh, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp, kiêm người phát ngôn của Công an tỉnh, cho biết đến thời điểm này, cơ quan Công an vẫn chưa nắm được thông tin các cây sẽ được chuyển về đâu. Các cây cổ thụ này được các tài xế chuyển ra Hà Nội nhưng không biết địa điểm cụ thể. Qua lời khai, các tài xế cho biết họ chỉ chạy vào ban đêm, dùng cách “nháy đèn” hỏi các tài xế xe đi ngược chiều để biết có CSGT hay không để tìm cách tránh.

Tin, ảnh, clip: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Return to top