ClockThứ Sáu, 16/03/2018 12:45

Chị Him làm kinh tế giỏi

TTH - Hồ Thị Him, một phụ nữ Pa Cô ở A Lưới làm kinh tế, doanh thu mỗi năm 250 triệu đồng. Chị đã giúp đỡ nhiều gia đình đồng bào nghèo xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả.

Đầu tư phát triển khu kinh tế thương mại tại 2 cửa khẩu ở A LướiCông bố Quyết định điều động cán bộ ở A Lưới và Ban Dân tộc tỉnhA Lưới công nhận người có công tiêu biểu cho 70 đối tượngTặng quà cho gia đình thân nhân liệt sĩ khó khăn ở A LướiKhởi công xây dựng nhà tình nghĩa ở A Lưới

Chị Hồ Thị Him (thứ tư bên trái) được Ban Dân tộc tỉnh tuyên dương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh giỏi toàn tỉnh năm 2017 .Ảnh: Bá Trí

Sinh năm 1981 tại thôn Kêr, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, một miền quê biên giới thuộc diện 135, bố mất sớm, cuộc sống của gia đình chị Hồ Thị Him gặp rất nhiều khó khăn. Với đồng lương giáo viên trường mầm non ít ỏi, thấy chồng và hai con vất vả, chị trăn trở làm sao cho gia đình mình thoát được cái đói, cái nghèo. Điều đó thôi thúc bản thân chị tìm tòi học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, cách làm ăn.

Có gần một ngàn mét vuông đất vườn, năm 2005, chị đăng ký vay vốn ngân hàng chính sách xã hội với số tiền 10 triệu đồng đầu tư nuôi 8 con heo thịt. Chăm chỉ chăn nuôi, mỗi năm chị bán được 3 lứa. Đến năm 2012, từ nguồn tích lũy tiền lời hàng năm, gia đình chị mở rộng thêm chuồng trại nuôi  70 – 80 con heo thịt và 10 con heo nái; mỗi năm sau khi đã trừ các khoản chi phí thu được tiền lãi từ 100-150 triệu đồng. Những khó khăn của ngày đầu cũng dần qua đi. Cứ tích lũy rồi mở rộng đầu tư, đến nay gia đình chị duy trì và phát triển đàn heo thịt lên 100-160 con và 25 con heo nái. Ngoài đầu tư nuôi heo, gia đình chị còn nuôi thêm gần 100 con gia cầm; 10 con bò; 10 nghìn con cá trắm; trồng hơn 10 ha rừng kinh tế. Tổng lợi nhuận thu được mỗi năm của gia đình chị từ 200 - 250 triệu đồng.

Để có được thành quả đó, chị đã tổ chức, động viên các thành viên trong gia đình không ngại khó khăn vất vả, cố gắng lao động sản xuất để thoát nghèo, ngày thì dốc sức khai hoang đồi núi trồng rừng, tối đến chăm lo đàn heo, đàn gà, vịt, ao cá, rảnh chút nào là khăn gói đi tham quan học tập các mô hình trang trại làm ăn hiệu quả ở các địa phương, tìm hiểu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế. Từ đó, kinh tế gia đình chị từng bước được phát triển, đời sống ngày càng được nâng lên, gia đình chị đã có của ăn của để.

Quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân, ngày 3/2/2014, chị được vinh dự trở thành người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phát huy tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, khi đã có nguồn lực và những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hộ gia đình, chị thường xuyên giúp đỡ các hộ gia đình, chị em hội viên khác trong thôn, bản còn nghèo, gặp nhiều khó khăn cùng vươn lên phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững.

Cứ mỗi dịp lễ, tết, chị dành dụm kinh phí từ kết quả sản xuất trao tặng từ 10 - 15 suất quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi suất trị giá 200.000 đồng...

Đinh Khắc Đính

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Return to top