ClockThứ Năm, 20/12/2018 07:15

Có thu nhập - nâng vị thế

TTH - Hiểu được điều đó, nhiều hội viên phụ nữ không cam chịu cuộc sống nghèo khổ mà đã vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và thúc đẩy xã hội phát triển.

Nữ đảng viên tiên phong trong các phong tràoNhững người tiên phong

Chị Nguyễn Thị Hải (Thủy Phương, Hương Thủy) bên vườn tiêu đang cho thu hoạch

Không cam chịu

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi bước chân đến nhà chị Nguyễn Thị Hải, Chi hội trưởng Phụ nữ tổ dân phố 9, phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) là vườn tiêu bạt ngàn đang mùa thu hoạch, cạnh đó là hệ thống chuồng trại được đầu tư bài bản với hàng chục con heo nái, heo thịt. Quá trưa, nhưng chị Hải vẫn hăng say chuẩn bị thức ăn cho đàn heo. Chị khoe, mới xuất đàn heo thịt thu lãi mấy chục triệu đồng.

Trong ngôi nhà khang trang của mình, chị Hải kể: "Trước đây, tôi không dám tham gia các hoạt động phong trào là vì tự ti. Mỗi lần đi sinh hoạt, muốn tìm bộ áo quần cho tươm tất cũng không có, chưa kể cảnh phải chạy khắp nơi lo tiền học cho con... Không thể chịu cực khổ mãi, tôi bàn với chồng tìm cách vươn lên". Nhận thấy đất vườn mênh mông nhưng bao năm chỉ để cỏ mọc, cây ăn quả thì nhiều nhưng năng suất không cao do trồng tự phát. Cải tạo đất vườn làm trang trại tổng hợp để phát triển kinh tế đã được vợ chồng chị Hải thống nhất lựa chọn.

 Chị Hải bắt đầu tìm hiểu cách làm trang trại rồi tìm đến Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường đặt vấn đề vay vốn ưu đãi. Có vốn, chị trồng tiêu tập trung và chăn nuôi heo, gà, vịt. Hiện nay, với 120 gốc tiêu đã cho thu hoạch, trong chuồng duy trì 70 đến 100 con heo nái và heo thịt, hàng trăm con gà, vịt và 2 ao cá, vợ chồng chị Hải thu nhập hàng trăm hàng trăm triệu đồng/năm. Không còn khó khăn, chị Hải tự tin tham gia các phong trào do các cấp hội tổ chức và được bầu làm Chi hội trưởng phụ nữ từ đó. Thành quả gia đình chị Hải đạt được đã có sức thuyết phục nhiều hội viên khác mạnh dạn vay vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, cuộc sống ngày càng khấm khá.

Không cam chịu mãi cảnh “buôn thúng bán mẹt”, chị Nguyễn Thị Hến ở thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) đã vươn lên trở thành chủ cơ sở chế biến các loại mắm nổi tiếng.

Chị Hến kể, được LHPN xã tạo điều kiện cho vay vốn và tập huấn phương pháp kỹ thuật làm mắm từ các loại cá, chị đã nắm bắt cơ hội, mạnh dạn đầu tư thu mua cá nục, cá cơm, cá rò.... để chế biến mắm. Từ phục vụ các chợ quê nhỏ lẻ, mắm cá của chị nhanh chóng vươn ra chiếm lĩnh được thị trường các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Khánh Hòa.... Chị cũng tận dụng phụ phẩm trong chế biến mắm để chăn nuôi heo. Mỗi năm tổng thu nhập của gia đình chị gần 200 triệu đồng. “Tôi thường xuyên được mời chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tại các diễn đàn, hội thảo do các cấp hội phụ nữ tổ chức nên rất tự hào”, chị Hến khoe.

Tham gia tạo việc làm

“Khoe” hiện đang tạo việc làm cho 20 phụ nữ trong thôn. “Bà chủ”  Lê Thị Thanh Phương ở tổ dân phố 9, phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) chia sẻ, trước đây vợ chồng chị phải bươn chải đủ nghề để kiếm sống. Khi được học nghề may do Hội LHPN phường giới thiệu, chị xin làm thợ trong các tiệm may. Tay nghề được nâng cao, chị Phương bắt đầu vươn lên làm giàu, làm chủ. Làm ăn có uy tín, nhiều bạn hàng hợp tác, chị dần phát triển từ 2 lên 20 chiếc máy may. Việc gia công hàng hóa chị giao cho nhân viên, còn chị là “tổng chỉ huy”, vừa dạy nghề cho chị em nào có nhu cầu học, vừa cập nhật thị hiếu về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chị đang mở rộng nhà xưởng để giúp thêm nhiều chị em có cơ hội việc làm. Chị Phương chia sẻ: “Tôi thấy vui và hạnh phúc vì mình đã mang lại thu nhập cho nhiều người”.

Là chủ một cơ sở giày, chị  Nguyễn Thị Thu Tươi, hội viên phụ nữ phường An Cựu, TP. Huế. Chị Tươi gắn bó với nghề hơn 10 năm nay. Lúc đầu vì muốn kế nghiệp nghề truyền thống của ba mẹ, nhưng giờ điều làm cho chị vui và động lực để chị củng cố và mở rộng sản xuất là muốn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. “Nhìn thấy niềm vui của mọi người khi nhận lương và những dự định nho nhỏ của họ là tôi lại phấn khởi, chỉ mong sao cơ sở sản xuất ngày càng ăn nên làm ra để mang lại được nhiều niềm vui cho nhiều người hơn nữa”, chị Tươi tâm sự. Hiện cơ sở sản xuất giày của chị tạo việc làm ổn định cho 30 người, trong đó có nhiều người đã gắn bó với chị hơn 10 năm nay.

Ngoài làm giàu cho bản thân, mô hình rong câu của chị Trần Thị Thu Kiều ở thị trấn Thuận An (Phú Vang); dịch vụ nấu ăn tại nhà của chị Lê Thị Muốn ở thị trấn Phú Bài (Hương Thủy) tạo việc làm cho hàng chục lao động... Đây là kết quả của nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN các cấp.

Hiện, Quỹ “Hỗ trợ phụ nữ phát triển” đã được Hội LHPN tỉnh thành lập với số vốn 4 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ thêm cho các chị mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Đồng thời, công tác phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng nhằm tạo cơ chế, chính sách và nguồn lực cho phụ nữ phát triển kinh tế, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cũng đang được Hội LHPN tỉnh triển khai để đồng hành tốt hơn nữa với hội viên.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Người "truyền lửa" cho phong trào phụ nữ

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh là một trong 30 cán bộ hội xuất sắc, được nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng.

Người truyền lửa cho phong trào phụ nữ
Những sắc hoa hồn hậu

Mong mỗi nụ cười đều rạng rỡ, mỗi bước chân đều cứng trên đá mềm và mỗi mẹ, mỗi chị đều là sự ấm áp, là niềm tự hào của cuộc sống này.

Những sắc hoa hồn hậu
Khi doanh nhân là phụ nữ

Con số 35% trong tổng số khoảng 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở Thừa Thiên Huế do phụ nữ quản lý tuy còn khá khiêm tốn, nhưng cũng thật đáng nói khi so sánh với con số 20 - 24% trong cả nước, một tỷ lệ đủ để doanh nhân nữ nước ta đạt mức cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Khi doanh nhân là phụ nữ
Return to top