ClockThứ Ba, 20/04/2021 15:58

Cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội

TTH - Dù đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027” (Đề án 938) được thực hiện bằng nhiều hoạt động, nhưng cần sự vào cuộc mạnh mẽ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh để đạt hiệu quả cao hơn.

Nhiều việc làm thiết thựcPhụ nữ Hương Thủy thi tự tin, năng động

 Hội LHPN thị xã Hương Thủy tặng mái ấm tình thương cho hội viên, góp phần giảm nghèo bền vững

Giải quyết các vấn đề thiết thân

Năm đầu tiên thực hiện Đề án 938, Hội LHPN thị xã Hương Thủy đã tiến hành giám sát an toàn thực phẩm (ATVSTP) tại bếp ăn tập thể trong các trường mầm non trên địa bàn thị xã.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Thủy cho biết, để đảm bảo ATVSTP trong trường học, Thị hội đã lập đoàn giám sát tại bếp ăn của Trường mầm non Nguyễn Viết Phong (phường Thủy Phương) và Trường mầm non Thủy Lương.

Khi phát hiện một số hợp đồng cung ứng các nguyên liệu thực phẩm chưa chặt chẽ; tủ lạnh bảo quản thức ăn và lưu mẫu đã cũ, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lưu mẫu, đoàn kiến nghị, đề xuất các đơn vị được giám sát, UBND các phường và Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã nhanh chóng khắc phục, đồng thời quán triệt đến toàn bộ bếp ăn trường học trên địa bàn thị xã.

Hội LHPN thị xã Hương Thủy cũng tập trung nhiệm vụ tham gia giảm nghèo bền vững. Hàng năm, Hội chỉ đạo Hội LHPN các xã, phường trên địa bàn rà soát, chọn và xây dựng kế hoạch giúp gia đình hội viên đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch” và đưa vào chỉ tiêu thi đua. Từ đó, các đơn vị triển khai bằng nhiều hình thức giúp đỡ như: Hỗ trợ vốn vay, tập huấn nâng cao kiến thức…Với cách làm này, năm 2020, Hội LHPN thị xã Hương Thủy giúp 29 hộ do phụ nữ làm chủ thoát nghèo theo chuẩn đa chiều, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã xuống còn 2,11%.

Thực hiện Đề án 938, Hội LHPN TP. Huế đã thành lập CLB “Tư vấn, hỗ trợ một số vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em”. CLB có 16 thành viên chủ chốt, trong đó có Phó Chánh án Toà án Nhân dân TP. Huế; kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Huế; chuyên viên Phòng Tư pháp; luật sư.

Theo chị Nguyễn Thị Thúy Ngân, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP. Huế, từ khi thành lập đến nay, CLB đã tham gia hướng dẫn, hỗ trợ nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, tranh chấp đất đai, dành quyền nuôi con… của hội viên. Ngoài ra, CLB còn tổ chức hàng loạt các đợt truyền thông đưa kiến thức pháp luật đến cán bộ, hội viên phụ nữ.

Cần sự chung tay

Đề án 938 được thực hiện dựa trên quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm, vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ. Bám sát chủ đề của giai đoạn đầu là vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN tỉnh đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

Từ hai mô hình “Nâng cao vai trò, vị thế trẻ em gái trong gia đình và xã hội” tại huyện Nam Đông và thị xã Hương Trà được Tỉnh hội xây dựng điểm, nhiều mô hình hay như: “Gia đình hạnh phúc bền vững”, “Câu lạc bộ tiền hôn nhân”,… tại các cơ sở cũng được xây dựng, tạo thêm chỗ dựa cho phụ nữ và trẻ em.

Đối với vùng núi A Lưới, Tỉnh hội tranh thủ nguồn lực từ dự án AC Thụy Điển, triển khai nhiều hoạt động giúp đội ngũ cán bộ, hội viên, các ông bố, bà mẹ trên địa bàn huyện nhận thức được những thiếu sót, hạn chế trong giáo dục con; đồng thời được tiếp nhận các kỹ năng mềm (không nước mắt, không bạo lực) để trò chuyện cùng con, khuyến khích trẻ tâm sự, lên tiếng khi bị xâm hại.

Chị Hồ Thị Lộc ở xã Hồng Quảng kể, chị có một con gái 10 tuổi và một con trai 4 tuổi. Nhờ được tập huấn, chị biết thêm phương pháp giáo dục con ở tuổi mới lớn, biết cách làm bạn với con để con dễ dàng tâm sự những buồn vui với mình và biết hỗ trợ, giúp đỡ nếu không may bị xâm hại.

Hiện, Tỉnh hội đang trong giai đoạn thành lập các đội phản ứng nhanh trong tuyên truyền, hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh và giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn toàn tỉnh để tiếp tục thực hiện Đề án 938.

Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, các cấp hội phụ nữ tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực để triển khai Đề án 938, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của phụ nữ và cộng đồng.

Tuy nhiên, đề án có phạm vi tác động ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nên quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là việc chủ động phát hiện các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Việc lên tiếng, hỗ trợ, tham gia giải quyết của các cấp hội còn hạn chế, chưa quyết liệt. Tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn xảy ra. Tất cả những điều đó đòi hỏi Hội LHPN các cấp và các ngành có liên quan cần vào cuộc mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gói ghém yêu thương

Hàng ngàn chiếc áo dài, những bộ áo quần còn mới, sạch đẹp đã được trao tặng miễn phí đến các chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Đó là những yêu thương mà hội viên phụ nữ các cơ sở hội đã gom góp...

Gói ghém yêu thương
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Bước chân không mỏi

Ngoài công việc của một cán bộ hội, hơn 10 năm qua chị Võ Cẩm Thành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Xuân (Phú Vang) là một trong những nhân viên thu tiêu biểu trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Bước chân không mỏi
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top